Copper(II) sulfate được dùng để diệt tảo, rong rêu trong nước bể bơi

Lời giải Câu hỏi 7 trang 79 Hóa học 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học lớp 10.
283 lượt xem


Giải Hóa 10 Bài 16 - Kết nối tri thức: Ôn tập chương 4

Câu hỏi 7 trang 79 Hóa học 10: Copper(II) sulfate được dùng để diệt tảo, rong rêu trong nước bể bơi, dùng để pha chế thuốc Bordaux (trừ bệnh mốc sương trên cây cà chua, khoai tây: bệnh thối thân trên cây ăn quả, cây công nghiệp), ...

Trong công nghiệp, copper(II) sulfate thường được sản xuất bằng cách ngâm đồng phế liệu trong dung dịch sulfuric acid loãng và sục không khí:

Cu + O2 + H2SO4 ⟶  CuSO4 + H2O   (1)

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng (1) theo phương pháp thăng bằng electron,

chỉ rõ chất oxi hoá, chất khử.

b) Copper(II) sulfate còn được điều chế bằng cách cho đồng phế liệu tác dụng với sulfuric acid đặc, nóng:

Cu + H2SO4 (đặc) to CuSO4 + SO2 + H2O      (2)

Trong hai cách trên, cách nào sử dụng ít sulfuric acid hơn, cách nào ít gây ô nhiễm môi trường hơn?

Lời giải:

a)

Cu0  +O02  + H2SO4 Cu+2SO4+ H2O2

 Chất oxi hóa là O2, chất khử là Cu

2×1×Cu0Cu+2+2eO02+4e2O2

 2Cu + O2 + 2H2SO4  2CuSO4 + 2H2O

b) Cu + 2H2SO4 (đặc) to CuSO4 + SO2 + 2H2O

Theo phương trình hóa học:

Phản ứng (1): Cần 1 mol acid H2SO4 loãng tạo 1 mol CuSO4.

Phản ứng (2): Cần 2 mol acid H2SO4 đặc tạo 1 mol CuSO4

 Cách sản xuất bằng cách ngâm đồng phế liệu trong dung dịch sulfuric acid loãng và sục không khí (phản ứng (1)) cần ít sulfuric acid hơn và cũng ít gây ô nhiễm hơn vì sản phẩm không có sinh ra khí SO2 độc hại, gây ô nhiễm.

Bài viết liên quan

283 lượt xem