Cho đường tròn (O), đường kính AB cố định, M là 1 điểm thuộc (O), (M khác A và B). Các tiếp tuyến của (O) tại A và M cắt nhau ở C. Đường tròn (I) đi qua M và tiếp xúc với đường thẳng AC tại C, CD là đường kính của (I). Chứng minh rằng:
a) 3 điểm O, M, D thẳng hàng.
b) Tam giác COD là tam giác cân.
c) Gọi N là giao điểm của OC và (I). Chứng minh khi M thay đổi thì đường thẳng qua N vuông góc với AB luôn đi qua điểm cố định.
Lời giải
a) Do (I) tiếp xúc với AC tại C nên I ∈ đường thẳng vuông góc với AC tại C
Gọi D’ là giao của đường thẳng vuông góc với AC tại C với OM
Ta có: ∆CMD’ vuông tại M (CM nằm trên đường thẳng tiếp xúc với (O)) (1)
Lại có: (I) qua M và tiếp xúc với AC tại C tức là (I) qua M và C ⇒ IM = IC (2)
Từ (1) và (2) ⇒ I là trung điểm của CD’ (theo định lí về trung điểm và cạnh huyền của tam giác vuông)
⇒ CD’ là đường kính của (I) do ∆CMD’ vuông tại M (3)
Theo giả thiết: CD là đường kính của (I) (4)
Từ (3) và (4) ⇒ D ≡ D’ hay 3 điểm O, M, D thẳng hàng (vì D’ ∈ OM)
b) Do CA và CM là 2 tiếp tuyến của (O) cắt nhau tại C \( \Rightarrow {\widehat O_1} = {\widehat O_2}\) (theo định lí tiếp tuyến thì OC là phân giác của \(\widehat {AOM}\) (5)
Mặt khác: CD ⊥ AC và OA ⊥ AC ⇒ CD // OA \( \Rightarrow {\widehat C_1} = {\widehat O_1}\) (so le trong) (6)
Từ (5) và (6) \( \Rightarrow {\widehat C_1} = {\widehat O_2}\) ⇒ ∆CDO cân tại D
c) Do N ∈ (I) ⇒ \(\widehat {CND} = 90^\circ \) (CN ⊥ ND)
Mặt khác: N ∈ OC ⇒ N là chân đường vuông góc từ D xuống OC
Mà ∆CDO cân tại D nên DN đồng thời là đường trung tuyến ⇒ NC = NO
Gọi (d) là đường thẳng qua N và vuông góc với AB
Gọi H là giao điểm của (d) và AB ⇒ NH ⊥ AB
Xét ∆ACO và ∆HNO có \[\widehat {CAO} = \widehat {NHO} = 90^\circ \], \[{\widehat O_1}\] là góc chung
⇒ ∆ACO đồng dạng với ∆HNO (góc – góc)
⇒ \(\frac{{ON}}{{OC}} = \frac{{OH}}{{OA}} = \frac{1}{2}\) (do NO = NC)
⇒ H là trung điểm của OA (là điểm cố định do OA cố định)
Vậy khi M thay đổi thì đường thẳng qua N vuông góc với AB luôn đi qua điểm cố định H.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho đường tròn (O), đường kính BC = 2R, điểm A nằm ngoài đường tròn sao cho tam giác ABC nhọn. Từ A kẻ 2 tiếp tuyến AM, AN với đường tròn (O). Gọi H là trực tâm của tam giác ABC, F là giao điểm của AH và BC. Chứng minh rằng:
a, 5 điểm A, O, M, N, F cùng nằm trên 1 đường tròn.
b, 3 điểm M, N, H thẳng hàng.
c, HA . HF = R2 – OH2.
Cho tứ diện S.ABC có đáy là tam giác đều ABC có đường cao AH = 2a. Gọi O là trung điểm AH, SO vuông góc mp(ABC) và SO = 2a. Gọi I là một điểm trên OH, đặt AI = x (a < x < 2a) và (α) là mặt phẳng qua I và (α) vuông góc AH.
a) Xác định thiết diện của (α) với tứ diện S.ABC.
b) Tính diện tích thiết diện của (α) và S.ABC theo a và x.