Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Đề thi thử THPT Quốc gia Địa lí năm 2022 (Đề 9)

  • 11756 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết theo chiều từ Bắc xuống Nam gặp vịnh nào sau đây đầu tiên?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 28

Cách giải:

Từ Bắc xuống Nam gặp vịnh Đà Nẵng đầu tiên

Chọn A.


Câu 2:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tỉnh nào sau đây có ngành giao thông đường biển?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 23

Cách giải:

Tỉnh có ngành giao thông vận tải đường biển là: Quảng Ninh. Đây là tỉnh duy nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ giáp biển.

Chọn C.


Câu 3:

Nguyên nhân nào sau đây làm cho tỉ trọng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 20 – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cách giải: Tỉ trọng lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng do: nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. 

Chọn C.


Câu 4:

Cho bảng số liệu: 

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2018

(Đơn vị: nghìn tấn) 

                           Năm

Sản lượng

2000

2005

2010

2015

2018

Thịt trâu 

48,4

59,8

83,6

85,8

92,1

Thịt bò 

93,8

142,2

278,9

299,7

334,5

Thịt lợn 

1418,1

2288,3

3036.4

3491,6

3873,9

 (Nguồn: Niên giám thống kê 2018, NXB thống kê, 2019)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi của nước ta giai đoạn 2000 - 2018?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu.

Cách giải:

Tốc độ tăng trưởng = (Giá trị năm cuối / Giá trị năm đầu) x 100 (%) 

=> Kết quả:

- Thịt trâu tăng: (92,1 / 48,4) x 100 = 190,2%

- Thịt bò tăng: (334,5 / 93,8) x 100 = 356,6%

- Thịt lợn tăng: (3873,9 / 1418,1)=273%

=> Vậy thịt bò tăng nhanh nhất (356,6%)

Chọn B.


Câu 5:

Phát biểu nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp:

Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi

Cách giải:

Dải đồng bằng ven biển miền Trung có đặc điểm là kéo dài, nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các dấu núi lan ra sát biển, quá trình mở rộng về phía biển rất hạn chế. 

Nhận xét đồng bằng có diện tích lớn và mở rộng về phía biển là SAI

Chọn D.

Câu 6:

Thuận lợi của dân số đông đối với phát triển kinh tế nước ta là
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta 

Cách giải:

Thuận lợi của dân số đông với phát triển kinh tế nước ta là đem lại nguồn lao động dồi dào (mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động), dân số đông cũng là thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn.

Chọn D.


Câu 7:

Nhận định nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác thủy sản nước ta hiện nay?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 23 – Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

Cách giải:

- A sai: mặc dù sản lượng tăng liên tục nhưng tỉ trọng sản lượng khai thác thủy sản nước ta đang có xu hướng giảm (từ 81,8% năm 1990 xuống 57,4% năm 2005)=> nhận định sản lượng khai thác tăng tỉ trọng là SAI

 - B đúng: sản lượng khai thác cá biển chiếm tỉ trọng lớn

- C đúng: khai thác thủy sản nội địa chiếm tỉ trọng nhỏ, nước ta chủ yếu khai thác trên biển.

 - D đúng: sản lượng khai thác thủy sản vẫn tăng lên liên tục. 

Chọn A.


Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp với cả Lào và Campuchia?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5

Cách giải: Tỉnh tiếp giáp với cả Lào và Campuchia là Kon Tum.

Chọn D.


Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng cánh cung?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13

Cách giải: Dãy núi có hướng vòng cung là dãy Đông Triều Các dãy núi còn lại: Pu Đen Định, Tam Đảo, Tam Điệp đều có hướng tây bắc - đông nam

Chọn B.


Câu 10:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết sống nào sau đây chảy theo hướng vòng cung?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 26

Cách giải:

Sông Gâm chảy hướng vòng cung (cùng hướng või cánh cung Sông Gâm ở vùng núi Đông Bắc) Sông Hồng, sông Đà, sông Chảy có hướng tây bắc - đông nam

Chọn A.


Câu 11:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết sông Hậu đổ ra biển qua cửa nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 29 

Cách giải:

Sông Hậu đổ ra biển qua cửa Định An. 

Chọn C.


Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9

Cách giải: Quan sát bản đồ lượng mưa trung bình năm ở Atlat tran 9 => Huế là địa điểm có lượng mưa trung bình năm lớn nhất (với nền màu xanh đậm, trên 2800mm/năm) 

Chọn B.

Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sống nào sau đây chảy sang Campuchia?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10

Cách giải: Sông Đăk Krông chảy sang Campuchia 

Chọn C. 


Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn hơn cây công nghiệp hàng năm?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19

Cách giải: Tỉnh có diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn hơn cây công nghiệp hằng năm là Lâm Đồng. Các tỉnh còn lại có diện tích cây công nghiệp hằng năm lớn hơn cây lâu năm.

Chọn B.


Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số lớn hơn cả?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15

Cách giải: Đô thị có quy mô dân số lớn hơn cả là Hải Phòng (trên 1 triệu người) Các đô thị còn lại có quy mô dân số dưới 1 triệu người.

Chọn B.


Câu 16:

Biểu hiện nào sau đây là của gió phơn Tây Nam ở nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp:

Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Cách giải:

Gió phơn Tây Nam vào đầu mùa hạ nước ta có đặc điểm là tạo thời tiết khô nóng cho ven biển Trung Bộ. Do gió này đã trút hết hơi ẩm ở sườn tây, khi vượt qu dãy Trường Sơn sang sườn đông bị biến tính trở nên khô nóng.

Chọn A.


Câu 17:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cảng biển Cửa Lò thuộc tỉnh nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 27

Cách giải: Cảng Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An.

Chọn D.


Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành chế biến lương
thực?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 22

Cách giải: Trung tâm công nghiệp Đà Nẵng cố ngành chế biến lương thực.

Chọn D.


Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có quy mô lớn hơn cả?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17

Cách giải: Trung tâm kinh tế có quy mô lớn hơn cả là Hà Nội (quy mô rất lớn: trên 100 nghìn tỉ đồng) Đà Nẵng, Cần Thơ có quy mô lớn (15 – 100 nghìn tỉ đồng) Hạ Long có quy mô vừa (từ 10 – 15 nghìn tỉ đồng)

Chọn B.


Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết điểm du lịch nào sau đây là di sản thiên nhiên thế giới?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 25

Cách giải: Điểm du lịch Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta.

Chọn B.


Câu 21:

Quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Địa hình)

Cách giải:

Quá trình xâm thực miền đồi núi gây ra hiện tượng đá lở, đất trượt, bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh, hình thành các hang động núi đá vôi. 

=> Loại A, B, D Đặc điểm địa hình đồi núi chiếm 4 diện tích lãnh thổ nguyên nhân là do lịch sử hình thành lãnh thổ lâu dài với vận động tạo núi nâng lên hạ xuống (quá trình nội lực) => không phải do quá trình xâm thực.

Chọn C.


Câu 22:

Giải pháp quan trọng nào sau đây để tăng sản lượng thủy sản khai thác ở nước ta hiện nay?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 23 – Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

Cách giải: Để tăng sản lượng thủy sản khai thác ở nước ta, biện pháp quan trọng là đầu tư phương tiện tàu thuyền, trang thiết bị hiện đại để tăng năng suất, sản lượng đánh bắt. 

Chọn D.


Câu 23:

Cho bảng số liệu: 

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2017

Năm

2005

2010

2013

2017

Diện tích (nghìn ha)

7.329,2

7.489,4

7.902,5

7.708,7

Sản lượng (triệu tấn)

35,8

40,0

44.0

42.7

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2005 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ

Cách giải: Đề bài yêu cầu thể hiện diện tích và sản lượng Bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau (nghìn ha và triệu tấn) 

Biểu đồ kết hợp là thích hợp nhất

- Loại B: miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu/ thay đổi cơ cấu

- Loại C: cột ghép thể hiện tương quan so sánh các đối tượng có cùng đơn vị

- Loại D: đường thể hiện tốc độ tăng trưởng 

Chọn A.


Câu 24:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây tạo nên cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta đa dạng?
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ những nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển của ngành chế biến lương thực thực phẩm

Cách giải: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây tạo nên cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta đa dạng là nhờ: nguồn nguyên liệu dồi dào và nhu cầu khác nhau của thị trường.

- Cơ sở đầu tiên để phát triển đa dạng ngành chế biến lương thực thực phẩm là dựa vào nguồn nguyên liệu phong phú. Do công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chủ yếu sử dụng nguyên liệu từ ngành nông nghiệp, nước ta lại có thế mạnh về nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu ngành đa dạng.

- Hiện nay, nhu cầu thị trường ngày càng lớn và đa dạng, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự đa dạng của ngành chế biến lương thực thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng giá trị sản phẩm.

Chọn B.


Câu 25:

Biện pháp nào sau đây hiệu quả nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 26 – Cơ cấu ngành công nghiệp

Cách giải: Biện pháp hiệu quả nhất để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là: xây dựng cơ cấu ngành linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường.

Chọn D.

Câu 26:

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển công nghiệp thuỷ điện ở nước ta là
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 27 – Vấn đề phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm (liên hệ đặc trưng về nguồn năng lượn của ngành thủy điện)

Cách giải:

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển công nghiệp thủy điện ở nước ta là sự phân mùa của chế độ nước sông. Thủy điện phụ thuộc rất lớn vào nguồn thủy năng, do nước ta có sự phân mùa khí hậu sâu sắc nên vào mùa khô lượng mưa ít, lưu lượng dòng chảy thấp khiến nguồn thủy năng giảm, gây khó khăn cho hoạt động của các nhà máy thủy điện. 

Chọn B.


Câu 27:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho tỉ trọng các sản phẩm cao cấp trong công nghiệp có xu hướng tăng?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 20 – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (trang 33 sgk Địa 12)

Cách giải: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ trọng các sản phẩm cao cấp trong công nghiệp có xu hướng tăng là để phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, yếu tố thị trường là nhân tố chủ yếu và mang tính quyết định thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế, đời sống ngày càng phát triển và hiện đại hóa khiến nhu cầu thị trường cũng tăng lên và đòi hỏi nhiều yêu cầu cao hơn ở các sản phẩm cũng cần thay đổi để phù hợp với thị trường. 

Chọn D.


Câu 28:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng ở nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Cách giải: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng ở nước ta là nước thải công nghiệp và độ thị đổ trực tiếp vào sông, hồ mà không qua xử lý. 

Chọn B.


Câu 29:

Cho biểu đồ: 

DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2015

Cho biểu đồ (ảnh 1)

(Nguồn: số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB thống kê, 2016)

Căn cứ vào biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 - 2015?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ

Cách giải: Cây công nghiệp lâu năm tăng gấp 3,24 lần và tăng liên tục Cây công nghiệp hằng năm tăng gấp 1,5 lần và tăng không ổn định. 

=> Nhận xét như sau:

- A sai: vì cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây hằng năm

- B sai: vì cây công nghiệp lâu năm tăng 3,2 lần

- C đúng: cây công nghiệp lâu năm tăng gấp 3,24 lần (2134 / 657 = 3,24 lần)

- D sai: vì cây công nghiệp hằn năm tăng không ổn định, giai đoạn 2005 – 2015 có giảm nhẹ. 

Chọn C.


Câu 30:

Cho biểu đồ về lao động phân theo nhóm tuổi ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2015: 

Cho biểu đồ về lao động phân theo nhóm tuổi ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2015 (ảnh 1)

 (Nguồn: số liệu theo Niên giám thống kê 2015, NXB thống kê, 2016)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: KĨ năng nhận diện nội dung biểu đồ

Cách giải:

- A đúng: Biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi của nước ta.

- Loại B: so sánh tỉ lệ = biểu đồ cột ghép

- Loại C: quy mô và cơ cấu – biểu đồ tròn

- Loại D: tốc độ tăng trưởng ở biểu đồ đường

Chọn A.


Câu 31:

Nhịp điệu dòng chảy sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa do nguyên nhân chủ yêu nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Cách giải:

Do nguồn cung cấp nước cho sông ngòi nước ta là nước mưa (bên cạnh nguồn nước ngoài lãnh thổ) nên nhịp điệu dòng chảy sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa: mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

Chọn C.


Câu 32:

Địa hình nhiều đồi núi thấp là nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 10 – Liên hệ giới hạn đai nhiệt đới gió mùa

Cách giải: 

Đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta có giới hạn từ 0 đến 500 – 600m (miền Bắc) và 0 đến 800 – 900m(miền Nam), như vậy ở độ cao dưới 1000m thì tính chất nhiệt đới của khí hậu được bảo toàn. Do nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1000m) nên tính chất nhiệt,) (dưới 1000m) nên tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên nước ta được bảo toàn.

Chọn C.


Câu 33:

Đặc điểm nào sau đây giống nhau giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi

Cách giải:

Điểm giống nhau giữa địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta là đồi núi thấp chiếm ưu thế.

- Loại A: vì Trường Sơn Bắc không có nhiều cao nguyên, sơn nguyên

 - Loại B: vì vùng núi Đông Bắc có hướng vòng cung

- Loại C: vì vùng núi Trường Sơn Bắc có hướng tây bắc - đông nam 

Chọn D.


Câu 34:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nước ta phát triển mạnh cây công nghiệp nhiệt đới?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 22 – Vấn đề phát triển nông nghiệp

Cách giải:

Nước ta phát triển mạnh cây công nghiệp nhiệt đới nhờ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và địa hình nhiều đồi núi thấp với đất feralit và đất badan màu mỡ, thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.

Chọn C.


Câu 35:

Phương hướng nào sau đây quan trọng nhất để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trẻ ở nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm

Cách giải: Chú ý từ khóa: sử dụng hiệu quả lao động trẻ Phương hướng quan trọng nhất để sử dụng có hiệu quả và lâu dài lực lượng lao động trẻ ở nước ta là: đa dạng hóa các loại hình đào tạo để nâng cao chất lượng lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động. 

Chọn C.


Câu 36:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay chuyển biến tích cực?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa

Cách giải:

Quá trình đô thị hóa luôn phụ thuộc vào quá trình công nghiệp hóa. Nguyên nhân chủ yếu làm cho quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay chuyển biến tích cực là trình công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh. 

Chọn A.


Câu 37:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây tạo nên sự phân hóa theo Đông - Tây của vùng đồi núi nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Cách giải:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây tạo nên sự phân hóa theo Đông - Tây của vùng đồi núi nước ta là do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

- Vùng núi Đông Bắc trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc đem lại mùa đông lạnh nhất cả nước, trong khi đó vùng núi Tây Bắc do bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc về phía tây nên có mùa đông bớt lạnh hơn, phía nam có khí hậu nhiệt đới.

- Giữa Đông Trườn Sơn và Tây Trường Sơn có sự đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô: Khi Đông Trường Sơn đón các luồng gió đông bắc từ biển vào đem lại mưa lớn thì Tây Trường Sơn là mùa khô. Ngược lại khi Tây Trường Sơn đón gió mùa tây nam đem lại mưa lớn thì Đông Trường Sơn là mùa khô.

Chọn D.


Câu 38:

Nguyên nhân cơ bản nào sau đây làm cho thảm thực vật ở nước ta xanh tốt, rất giàu sức sống?

Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta 

Cách giải:

Thảm thực vật ở nước ta xanh tốt, rất giàu sức sống là nhờ: nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, với nguồn nhiệt và ẩm dồi dào, lượng mưa lớn nên sinh vật phát triển xanh tốt quanh năm.

- Loại B: vị trí tiếp giáp biển chủ yếu giải thích cho đặc điểm khí hậu mang tính hải dương điều hòa

- Loại C: vừa tiếp giáp biển và đất liền => tương tự ý B, giải thích cho tính hải dương điều hòa và sự đa dạng của sinh vật.

- Loại D: vị trí liền kề vành đai sinh khoáng = giải thích cho đặc điểm giàu tài nguyên khoáng sản 

Chọn A.


Câu 39:

Khó khăn nào sau đây đã được khắc phục đối với ngành chăn nuôi của nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 22 – Vấn đề phát triển nông nghiệp (Ngành chăn nuôi)

Cách giải:

Hiện nay, cơ sở thức ăn của ngành chăn nuôi nước ta về cơ bản đã được khắc phục. Thức ăn cho chăn nuôi có nhiều nguồn thức ăn từ đồng cỏ tự nhiên, thức ăn từ phụ phẩm ngành trồng trọt và thức ăn chế biến công nghiệp.

- Loại A: vì dịch bệnh hại gia súc gia cầm vẫn đang hoành hành ở nước ta

- Loại B: phần lớn giống gia súc gia cầm cho năng suất cao còn ít và chưa được khắc phục

- Loại D: hiện nay hiệu quả chăn nuôi nước ta chưa thật cao và ổn định. 

Chọn C.


Câu 40:

Phương hướng quan trọng nào sau đây nhằm giải quyết việc làm đối với khu vực nông thôn nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc là

Cách giải:

Thiếu việc làm là vấn đề đặc trưng của vùng nông thôn nước ta, do vùng nông thôn chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thời gian nông nhàn lớn, trong khi hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ lại chưa phát triển. 

=> Để giải quyết vấn đề việc làm đối với khu vực nông thôn, phương hướng quan trọng cần giải quyết là: đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, cụ thể là đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ... 

Chọn A.


Bắt đầu thi ngay