Đề thi thử THPT Quốc gia Địa lí năm 2022 (Đề 7)
-
11746 lượt thi
-
39 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp: Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa (trang 77 sgk Địa 12)
Cách giải:
- Loại A: đô thị hóa nước ta có trình độ còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ
- Loại C: thị trường tiêu thụ của các đô thị nước ta phân bố không đều
- Loại D: mạng lưới đô thị không đều, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và ĐB sông Hồng, thưa thớt ở vùng núi
- B đúng: tốc độ đô thị hóa nước ta còn chậm, trình độ đô thị hóa thấp
Chọn B.
Câu 2:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17
Cách giải: Vùng có nhiều trung tâm kinh tế nhất là Đồng bằng sông Hồng (các trung tâm kinh tế có kí hiệu biểu đồ tròn)
Chọn D.
Câu 3:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 22
Cách giải: Các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là Lan Tây, Lan Đỏ và Tiền Hải
Chọn B.
Câu 4:
Phương pháp: Kiến thức bài 14 - Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Cách giải: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta là do biến đổi khí hậu với biểu hiện là các thiên tai mưa bão, hạn hán, xâm nhập mặn...
Chọn A.
Câu 5:
Phương pháp: Kiến thức bài 22 - Vấn đề phát triển nông nghiệp
Cách giải:
- Loại A: hiện nay tỉ trọng cây lương thực đang có xu hướng giảm.
- Loại B: cây lương thực vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất (hơn 50%)
- Loại C: cơ cấu giá trị ngành trồng trọt hiện nay đang có sự thay đổi
- D đúng: Ngành trồng trọt nước ta hiện nay chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (gần 75%)
Chọn D.Câu 6:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 8
Cách giải: Các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phân bố ở tỉnh Kiên Giang.
Chọn D.
Câu 7:
Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí nước ta
Cách giải:
- A đúng: Nước ta nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt.
- Loại B: lượng mưa và độ ẩm lớn là do vị trí giáp biển
- Loại C: nắng nhiều, bức xạ lớn là do vị trí nội chí tuyến
- Loại D: nhiệt độ trung bình năm cao là do vị trí nội chí tuyến
Chọn A.Câu 8:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15
Cách giải: Các đô thị Tân An, Hưng Yên, Lạng Sơn, Đồng Hới thuộc đô thị loại 3
Chọn C.
Câu 9:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 23
Cách giải: Các cảng biển ở vùng Bắc Trung Bộ là Cửa Lò, Nhật Lệ, Vũng Áng, Chân Mây. Các cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi), Cam Ranh (Khánh Hòa), Đà Nẵng thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ => loại A, B, C
Chọn D.
Câu 10:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5
Cách giải: Nước có chung đường biên giới với nước ta dài nhất là Lào (2100m)
Chọn C.
Câu 11:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 21
Cách giải: Các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 – 40 nghìn tỷ đồng là Hạ Long, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang.
Chọn D.Câu 12:
Phương pháp: Kiến thức bài 31 – Vấn đề phát triển thương mại và du lịch
Cách giải:
- Loại A: ngoại thương nước ta hiện nay có thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng - Loại B: hoạt động ngoại thương phân bố không đều
- Loại D: cán cân thương mại hiện nay âm
- C đúng: thị trường ngoại thương nước ta mở rộng, nước ta có quan hệ buôn bán với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO).
Chọn C.Câu 13:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 24
Cách giải: Các tỉnh/ thành phố nhập siêu năm 2007 là Đồng Nai, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội.
Chọn D.
Câu 14:
Phương pháp:
Kiến thức bài 23 – Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp
Cách giải:
- B đúng: Ngành thủy sản nước ta hiện nay có sản lượng nuôi trồng tăng nhanh
- Loại A: thủy sản nước ta phát triển cả khai thác và nuôi trồng
- Loại C: bên cạnh thủy sản nước mặn nước ta còn phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ
- Loại D: tỉ trọng đánh bắt có xu hướng giảm trong cơ cơ cấu (mặc dù sản lượng vẫn tăng lên liên tục)
Chọn B.
Câu 15:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 19
Cách giải: Tỉnh có số lượng trâu lớn nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ năm 2007 là Lạng Sơn.
Chọn D.
Câu 16:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 kết hợp kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải: Khu vực chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ ở nước ta là Đồng bằng sông Hồng. Gió này có nguồn gốc là gió mùa Tây Nam, do áp thấp Bắc Bộ hút gió đổi hướng Đông Nam, gọi là “gió mùa Đông Nam”
Chọn B.Câu 17:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 29
Cách giải: Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư thuộc Đông Nam Bộ
Chọn D.
Câu 18:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN VÀ DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA NĂM 2005, 2019
(Đơn vị: nghìn ha)
Vùng |
Diện tích |
Diện tích rừng |
|
Năm 2005 |
Năm 2019 |
||
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
10143.8 |
4360.8 |
5648.8 |
Bắc Trung Bộ |
5152.2 |
2400.4 |
3117,0 |
Tây Nguyên |
5464.1 |
2995.9 |
2559.9 |
Các vùng khác |
12435.0 |
2661,4 |
3283,5 |
Cả nước |
33105.1 |
12418,8 |
14609.2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Thống kê, 2020)
Nhận xét nào sau đây đúng về hiện trạng rừng nước ta?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu
Cách giải:
- A đúng: năm 2019, Bắc Trung Bộ có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước với 5648,8 nghìn ha (chiếm 38,7%)
- B sai: Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng còn diện tích rừng lớn nhất cả nước, không phải Tây Nguyên.
- C sai: từ 2005 – 2019 Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có diện tích rừng tăng lên nhiều nhất (1288 nghìn ha), Bắc Trung Bộ tăng ít hơn với 716,6 nghìn ha.
- D sai giai đoạn 2005 – 2019 diện tích rừng các vùng nước ta đều có sự biến động (Tây Nguyên giảm, Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tăng lên)
Chọn A.
Câu 19:
Phương pháp: Kiến thức bài 20 – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cách giải:
- Loại A: đây là đặc điểm cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
- Loại B, C: đây là đặc điểm lao động phân theo khu vực thành thị - nông thôn, không phải theo thành phần kinh tế
- D đúng: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
Chọn D.
Câu 20:
Phương pháp: Kiến thức bài 14 - Sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Cách giải: Tài nguyên rừng nước ta bị suy thoái chủ yếu do con người khai thác quá mức.
Chọn C.
Câu 21:
Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
Cách giải: Tiềm năng dầu khí nước ta tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam.
Chọn C.Câu 22:
Phương pháp: Kiến thức bài 20 – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cách giải: Tỉ lệ thành phần có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu kinh tế theo thành phần nước ta tăng lên là biểu hiện của xu thế hội nhập và mở cửa nền kinh tế. Nước ta đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài.
Chọn B.
Câu 23:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13
Cách giải: Núi Phu Tha Ca thuộc vùng núi Đông Bắc nước ta
Chọn C.
Câu 24:
Phương pháp: Kiến thức bài 39 – Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Cách giải: Xem khái niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
=> Mục đích của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là “nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ” trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Chọn A.
Câu 25:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10
Cách giải: Các sông Xế Xan, Xrê Pốc là phụ lưu của hệ thống sông sông Mê Công.
Chọn C.
Câu 26:
Phương pháp: Kiến thức bài 30 – Vấn đề phát triển giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Cách giải:
Chú ý từ khóa “khó khăn lớn nhất”
Khó khăn lớn nhất của ngành bưu chính nước ta hiện nay là mạng lưới phân bố chưa đều, công nghệ lạch hậu.
Chọn A.Câu 27:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 28
Cách giải: Các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhà máy thủy điện là Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Chọn A.
Câu 28:
Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (THEO GIÁ HIỆN HÀNH) CỦA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
(Đơn vị: triệu USD)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) |
2010 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Hoa Kì |
14964372 |
16155255 |
16691517 |
17393103 |
18036648 |
Trung Quốc |
6100620 |
8560547 |
9607224 |
10482371 |
11007721 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Biểu đồ thích hợp nhất so sánh GDP của Hoa Kỳ và Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2015 là
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ
Cách giải:
Đề bài yêu cầu thể hiện tương quan so sánh GDP của 2 đối tượng
Biểu đồ cột là thích hợp nhất (cột ghép)
- Loại A: biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu
- Loại C: biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu
- Loại D: biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng
Chọn B.
Câu 29:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 11
Cách giải: Hai loại đất chiếm diện tích chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ là đất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ
Chọn A.
Câu 30:
Phương pháp: Kiến thức bài 42 – Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo.
Cách giải: Các đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa khẳng định chủ quyền và phát triển kinh tế biển.
Chọn B.
Câu 31:
Nhân tố tác động mạnh mẽ tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm nước ta là
Phương pháp: Kiến thức bài 27 - Các ngành kinh tế trọng điểm
Cách giải: Sự phát triển và phân bố các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta chịu tác động mạnh mẽ của nhân tố nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. - Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thường phân bố gần nguồn nguyên liệu từ ngành nông nghiệp để đảm bảo yêu cầu về nguồn nguyên liệu đầu vào tươi, chất lượng tốt.
- Sản phẩm của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ ăn uống của con người = do vậy sự phân bố các nhà máy chế biến cũng gần với các thị trường tiêu thụ lớn, là những nơi tập trung đông dân cư.
Chọn C.
Câu 32:
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm kinnh tế - xã hội của ĐB sông Hồng
Cách giải:
Ở Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do vùng có lịch sử khai thác lâu đời với nền sản xuất phát triển.
Chọn A.Câu 33:
Phương pháp: Kiến thức bài 27 – Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở DH Nam Trung Bộ
Cách giải:
- Loại A: sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của vùng chủ yếu phụ thuộc vào sự phát triển công nghiệp và dịch vụ; phát triển sản xuất thủy sản đủ để tạo nên sự phân hóa này
- Loại B: phát triển thủy sản cũng không phải là nhân tố có vai trò chủ yếu trong thu hút đầu tư ở vùng
- Loại C: phát triển sản xuất thủy sản giúp nâng cao chất lượng, giá trị thủy sản, không phải là tạo ra các nghề mới.
- Ý nghĩa chủ yếu của phát triển sản xuất thủy sản ở vùng DHNTB là có vai trò lớn trong giải quyết việc làm cho phần lớn lao động của vùng; đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao.
Chọn D.
Câu 34:
Phương pháp: Kiến thức bài 28 – Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Cách giải: Việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên nhằm phát triển công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp khai thác và chế biến bộ –xít), đồng thời cũng giúp khai thác tốt các tài nguyên của vùng (cung cấp nguồn nước tưới quan trọng cho các vùng chuyên canh, nuôi trồng thủy sản, du lịch..)
Chọn A.
Câu 35:
Phương pháp: Kiến thức bài 41 – Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐB sông Cửu Long
Cách giải: Liên hệ các khó khăn về tự nhiên của vùng ĐB sông Cửu Long để xác định được giải pháp quan trọng nhất. Về tự nhiên, đb sông Cửu Long có hạn chế chủ yếu như diện tích đất phèn đất mặn rất lớn, hạn mặn, ngập úng kéo dài, nhiều diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm.
=> Giải pháp chủ yếu phát huy thế mạnh tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long là cải tạo đất phèn và đất mặn để mở rộng diện tích đất nông nghiệp, cùng với đó là chuyển đổi cơ cấu cây trồng đẩy mạnh trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị, nuôi trồng thủy sản) và bảo vệ tài nguyên rừng.
Chọn B.Câu 36:
Phương pháp: Kiến thức bài 32 – Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Cách giải:
Liên hệ đặc điểm tự nhiên của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
- Trung du miền núi Bắc Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn với nhiều thắng cảnh đẹp (núi, sông, suối, cao nguyên, hang động...), các di tích lịch sử cách mạng, lễ hội, đình chùa...Đây là cơ sở quan trọng để vùng phát triển ngành du lịch. Vùng có khí hậu đa dạng, đặc biệt khí hậu cận nhiệt và ôn đới rất hấp dẫn du khách tham quan, nghỉ dưỡng.
- Ngoài ra còn nhờ chính sách chú trọng phát triển du lịch của Nhà nước, giúp khai thác có hiệu quả và hợp lí tài nguyên thiên nhiên của vùng.
=> Chọn C
- Loại A, B: cơ sở hạ tầng du lịch của TDMN Bắc Bộ vẫn còn nhiều hạn chế và chưa phát triển đồng bộ, hiện đại
- Loại D: vùng có địa hình đồi núi là chủ yếu, nhiều địa điểm du lịch ở vùng núi cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, đây là hạn chế khá lớn về vị trí và địa hình cản trở hoạt động khai thác du lịch của TDMN Bắc Bộ.
Chọn C.
Câu 37:
Phương pháp: Kiến thức bài 33 – Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐB sông Hồng (trang 153 sgk Địa 12)
Cách giải: Trọng tâm của việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
Chọn C.
Câu 38:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Bắc Bộ có mưa nhiều vào mùa hạ chủ yếu do tác động chủ yếu của gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới và bão.
- Gió mùa Tây Nam vào giữa và cuối mùa hạ có tầng ẩm dày, thổi vào Bắc Bộ nước ta theo hướng Đông Nam và đem lại mưa lớn vào mùa hạ cho vùng này.
- Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và bão cũng là những nhân tố chính đem lại mưa lớn vào mùa hạ cho vùng Bắc Bộ nước ta
-Loại A: vì địa hình vùng núi thấp không phải là nhân tố gây mưa
-Loại B: vì gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương vào đầu mùa hạ khi đi lên phía Bắc và phía đông sẽ bị biến tính trở thành gió phơn khô nóng, không gây mưa.
-Loại D: tương tự đáp án B, gió Tây hay cũng chính là gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương thổi đến, gây hiệu ứng phơn khô nóng, không có mưa.
Chọn C.
Câu 39:
Cho biểu đồ đàn gia súc, gia cầm nước ta giai đoạn 2014 – 2017
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017)Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ
Cách giải:
- B đúng: Biểu đồ đường 3 thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng trong nhiều năm
- Loại A: cơ cấu là biểu đồ tròn hoặc cột chồng
- Loại C: quy mô là biểu đồ cột
- Loại D: chuyển dịch cơ cấu là biểu đồ đường
Chọn B.