Đề thi thử THPT Quốc gia Địa lí năm 2022 (Đề 4)
-
11935 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp: Kiến thức bài 14 – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Cách giải:
Nguồn lợi hải sản của nước ta bị giảm sút rõ rệt do khai thác quá mức.
Chọn C.
Câu 2:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9
Cách giải:
Vùng khí hậu chịu tần suất lớn nhất của bão ở nước ta là Bắc Trung Bộ (chủ yếu vào tháng 9, 10)
Chọn D.
Câu 3:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9
Cách giải:
Địa điểm có tổng lượng mưa tháng XI-IV lớn nhất là Huế. (trên 1200mm)
Chọn A.
Câu 4:
Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
Vùng trời Việt Nam có ranh giới trên biển là bên ngoài lãnh hải và không gian các đảo.
Chọn D.Câu 5:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 13
Cách giải:
Lát cắt A – B đi qua đỉnh núi Phía Bắc.
Chọn C.
Câu 6:
Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Cách giải:
Hoạt động của bão ở nước ta ngày một gia tăng do biến đổi khí hậu toàn cầu, khiến thiên tai mưa bão thất thường và ngày càng nghiên trọng hơn.
Chọn B.Câu 7:
Phương pháp: Kiến thức bài 14 – Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Cách giải:
Biện pháp bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta là thành lập các vườn quốc gia.
Chọn B.Câu 8:
Cho bảng số liệu
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI
Tháng |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
Nhiệt độ (0C) |
16,4 |
17,0 |
20,2 |
23,7 |
27,3 |
28,8 |
28,9 |
28,2 |
27,2 |
24,6 |
21,4 |
18,2 |
Lượng mưa (mm) |
18,6 |
26,2 |
43,8 |
90,1 |
188,5 |
239,9 |
288,2 |
318,0 |
265,4 |
130,7 |
43,4 |
23,4 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt, chế độ mưa của Hà Nội?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu
Cách giải:
- A sai: nhiệt độ, lượng mưa không đồng đều giữa các tháng trong năm
- C sai: các tháng có lượng mưa lớn là các tháng có nền nhiệt độ cao (mưa vào mùa hạ: từ tháng 5 – 10)
- D sai: nhiệt độ các tháng có sự phân mùa, từ tháng 12 – 2 nhiệt độ thấp, dưới 20°C
- B đúng: mùa mưa từ tháng 5 – 10, các tháng còn lại là mùa khô (lượng mưa dưới 100mm)
Chọn B.
Câu 9:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 14
Cách giải:
Núi Braian thuộc cao nguyên Di Linh.
Chọn D.
Câu 10:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 14
Cách giải:
Cao nguyên có độ cao trung bình lớn nhất là cao nguyên Lâm Viên.
Chọn D.
Câu 11:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5
Cách giải:
Tỉnh có đường biên giới dài nhất là Nghệ An.
Chọn D.
Câu 12:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 11
Cách giải:
Loại đất tập trung ven sông Hậu là đất phù sa, do phù sa sông Hậu bồi đắp nên.
Chọn A.Câu 13:
Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
Vùng biển mà ở đó nước ta thực hiện chủ quyền như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là vùng nội thủy.
Chọn C.
Câu 14:
Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Cách giải:
Ở nước ta, lũ quét thường xảy ra ở các vùng đồi núi dốc mất rừng.
Chọn A.
Câu 15:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13
Cách giải: Dãy núi canh cung gần biển nhất là dãy Đông Triều (Quảng Ninh)
Chọn B.Câu 16:
Cho biểu đồ:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG I; THÁNG VII VÀ TRUNG BÌNH NĂM CỦA HÀ NỘI, ĐÀ NẴNG TRONG MỘT NĂM
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của hai địa điểm trên?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ
Cách giải:
- A sai: 2 địa điểm đều có sự chênh lệch về nhiệt độ tháng 1 và tháng 7 (tháng 1 nền nhiệt hạ thấp hơn)
- C sai: nền nhiệt Hà Nội luôn thấp hơn Đà Nẵng, nhưng không ổn định, Hà Nội có sự chênh lệch nhiệt độ tháng 1 và tháng 7 rất lớn (khoảng 12,5°C)
- D sai: biên độ nhiệt giữa tháng 1-7 của Hà Nội cao hơn Đà Nẵng (12,5°C > 7,8°C)
- B đúng: nền nhiệt của Đà Nẵng cao hơn và ổn định hơn Hà Nội (biểu hiện là biên độ nhiệt năm nhỏ hơn; nhiệt độ tháng 1, tháng 7 và trung bình năm đều cao hơn)
Chọn B.
Câu 17:
Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta
Cách giải:
Đại bộ phận lãnh thổ phần đất liền nước ta nằm trong khu vực giờ số 7 là do lãnh thổ nước ta hẹp ngang theo chiều đông - tây ở lãnh thổ nằm trọn trong múi giờ số 7
Chọn B.
Câu 18:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9
Chọn C.
Câu 19:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10
Cách giải: Sông Chu thuộc lưu vực hệ thống sông Mã.
Chọn A.Câu 20:
Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Ý nghĩa của vị trí địa lí về mặt tự nhiên
Cách giải:
Do nước ta nằm trong khu vực gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có 2 mùa mưa – khô rõ rệt.
- Loại A: vị trí liền kề biển Đông ->quy định tính chất ẩm
- Loại B: vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến ở quy định tính nhiệt đới
- Loại C: vị trí gần trung tâm Đông Nam Áo ý nghĩa về giao lưu, phát triển kinh tế
Chọn D.Câu 21:
Phương pháp: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên góc nhập xạ lớn, quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn từ Mặt Trời, nền nhiệt trung bình năm cao (trên 24°C) -> quy định tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta.
Chọn A.Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây không có phụ lưu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10
Cách giải:
Hệ thống sông Ba không bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.
Chọn D.
Câu 23:
Rừng của nước ta hiện nay
Phương pháp: Kiến thức bài 14- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Cách giải:
Rừng của nước ta hiện nay chất lượng chưa phục hồi, chủ yếu là rừng nghèo (70%) và rừng chưa phục hồi.
Chọn C.
Câu 24:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 12
Cách giải:
Voi có nhiều ở phân khu động vật Nam Trung Bộ.
Chọn C.
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết đảo nào sau đây thuộc Vịnh Bắc Bộ?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 6-7
Cách giải:
Đảo thuộc vịnh Bắc Bộ là đảo Cái Bầu.
Chọn A.Câu 26:
Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định bằng
Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định bằng ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
Chọn A.
Câu 27:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi cao nhất trong các núi sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 14
Cách giải:
Núi cao nhất trong các đỉnh núi đã cho là núi Ngọc Linh (2598m)
Chọn C.
Câu 28:
Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai –
Cách giải:
Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường nước ta biểu hiện ở việc thiên tai lớn ngày một gia tăng nhiều hơn.
Chọn B.Câu 29:
Cho biểu đồ về mưa và lưu lượng dòng chảy tại trạm Sơn Tây của sông Hồng
(Nguồn theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ
Cách giải:
Biểu đồ kết hợp cột + đường 3 → thể hiện lượng mưa và lưu lượng dòng chảy các tháng của sông Hồng tại trạm Sơn Tây.
- Loại B: vì cơ cấu là biểu đồ tròn hoặc cột chồng
- Loại C: vì quy mô cơ cấu là biểu đồ tròn
- Loại D: vì tốc độ tăng trưởng 1 biểu đồ đường
Chọn A.
Câu 30:
Vùng núi Đông Bắc của nước ta có đặc điểm nào sau đây?
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
- Loại A: là đặc điểm vùng núi Tây Bắc
- Loại B: là đặc điểm vùng núi Bắc Trung Bộ.
- Loại D: là đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam
- Chọn C: Vùng núi Đông Bắc nước ta gồm các dãy núi cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, quay bồi ra biển Đông.
Chọn C.
Câu 31:
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT Ở NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2017
(Đơn vị:%)
Năm |
Đất sản xuất nông nghiệp |
Đất lâm nghiệp |
Đất chuyên dùng và đất ở |
Đất chưa sử dụng và đất khác |
2000 |
30,5 |
46,4 |
7,4 |
15,7 |
2017 |
34,7 |
45,0 |
7,9 |
12,4 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 2000 và 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Phương pháp: Kĩ năng nhận dạng biểu đồ
Cách giải:
Đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, trong 2 năm
Biểu đồ tròn là thích hợp nhất
Chọn C.
Câu 32:
Địa hình ven biển nước ta đa dạng, chủ yếu do sự kết hợp của các nhân tố
Phương pháp: Liên hệ các nhân tố tác động làm biến đổi bề mặt địa hình Trái Đất
Cách giải:
Tác động kết hợp của nội lực và ngoại lực có vai trò làm biến đổi và hình thành những dạng địa hình đa dạng trên bề mặt Trái Đất.
Do tác động của nội lực kết hợp với các tác nhân ngoại lực (gió, sóng, thủy triều, sông) đã tạo nên địa hình ven biển đa dạng ở nước ta.
Chọn C.
Câu 33:
Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, nguyên nhân chủ yếu do
Phương pháp: Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, nguyên nhân chủ yếu do đất nước nhiều đồi núi nên tạo nhiều khe rãnh, kết hợp với tổng lượng mưa trong năm lớn giúp hình thành và duy trì dòng chảy sông ngòi.
Chọn A.Câu 34:
Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Cách giải:
Phần lãnh thổ phía Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt trung bình của miền bị hạ thấp hơn (đặc biệt vào mùa đông), trong khi miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và nhiệt độ mang tính chất cận xích đạo nắng nóng ổn định quanh năm (không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C)
– Do vậy đai nhiệt đới gió mùa ở ở phần lãnh thổ phía Nam có giới hạn cao hơn so với phần lãnh thổ phía Bắc.
Chọn D.
Câu 35:
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự đa dạng về thổ nhưỡng của vùng đồi núi nước ta là do
Phương pháp: Liên hệ nhân tố đóng vai trò chính trong quá trình hình thành đất
Cách giải:
Khí hậu, sinh vật và đá mẹ là những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất.
– Vùng đồi núi nước ta có sự phân hóa phức tạp của khí hậu cùng với sự đa dạng của sinh vật, đá mẹ = điều này tạo nên sự đa dạng về các loại thổ nhưỡng. Biểu hiện ở sự thay đổi về các loại đất theo đại cao: từ đai nhiệt đới ẩm gió mùa chân núi lên ôn đới núi cao có các kiểu đất: feralit đỏ vàng = feralit có mùn => mùn thô.
Chọn D.
Câu 36:
Phân hóa mưa theo không gian ở nước ta, chủ yếu do
Phương pháp: Liên hệ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa ở nước ta
Cách giải:
Sự phân hóa mưa theo không gian ở nước ta chủ yếu do hoàn lưu khí quyển kết hợp với đặc điểm địa hình.
VD:
- Những khu vực núi cao đón gió thường có mưa lớn: như Huế, Móng Cái
- Những khu vực khuất gió hoặc hướng địa hình song song với hướng gió có lượng mưa rất ít: cực Nam Trung Bộ, thung lũng sông Đà.
Chọn A.
Câu 37:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn chủ yếu do tác động kết hợp của dãy núi Trường Sơn và các loại gió hướng tây nam, gió hướng đông bắc.
+ Khi Đông Trường Sơn đón các hướng gió đông bắc đem lại mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô
+ Khi Nam Bộ và Tây Nguyên đón các hướng gió tây nam thì Đông Trường Sơn là mùa khô.
Chọn D.
Câu 38:
Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa Đông - Tây
Cách giải:
Sự phân hóa Đông - Tây của thiên nhiên nước ta chủ yếu do hoạt động của gió mùa kết hợp với độ cao và hướng núi.
VD. Giữa Đông Bắc và Tây Bắc: vùng núi Đông Bắc có địa hình núi thấp, hướng vòng cung -> tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập ảnh hưởng sâu sắc đem lại một mùa đông lạnh kéo dài nhất cả nước, trong khi đó do ảnh hưởng của bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ ngăn cản anh hưởng của gió mùa Đông Bắc về phía tây nên vùng núi Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh hơn.
Chọn B.Câu 39:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm dần từ Bắc vào Nam:
- Miền Bắc chịu tác động mạnh mẽ sâu sắc của gió mùa Đông Bắc đem lại một mùa đông lạnh nhất cả nước, mùa đông có 3 tháng nhiệt độ dưới 18 độ C ở biên độ nhiệt năm lớn (10 – 13°C)
- Miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) gần như không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nền nhiệt cao ổn định quanh năm =biên độ nhiệt năm nhỏ (2°C – 3°C)
Chọn B.
Câu 40:
Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta vào mùa đông có nhiều biến động thời tiết chủ yếu do tác động của
Phương pháp: Kiến thức bài
Cách giải:
Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta vào mùa đông có nhiều biến động thời tiết chủ yếu do hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Đông Bắc và hoạt động của trông:
- Hoạt động của frông lạnh cùng với các đợt gió gió mùa Đông Bắc thổi xuống lãnh thổ nước ta đã tạo nên sự thay đổi nhiệt độ mạnh mẽ vào mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ giảm mạnh, độ ẩm không khí thấp (có 3 tháng nhiệt độ dưới 15°C).
- Tín phong Bắc bán cầu hoạt động vào những thời kì gió mùa suy yếu đem lại thời tiết nắng ráo vào giữa mùa đông.
Chọn B.