Đề thi thử THPT Quốc gia Địa lí năm 2022 (Đề 5)
-
12012 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15
Cách giải:
Đô thị có quy mô dân số lớn nhất Tây Nguyên là Buôn Ma Thuật (200 001 – 500 000 người)
Chọn B.
Câu 2:
Phương pháp: Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa
Cách giải:
Quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra chậm, trình độ thấp
ð Đáp án A, C, D sai
ð Đáp án B đúng
Chọn B.
Câu 3:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 14
Cách giải:
Các cao nguyên ở Tây Nguyên theo thứ tự từ Bắc vào Nam là: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Lâm Viên.
Chọn A.
Câu 4:
Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phần hóa đai cao)
Cách giải:
Tên 3 đai cao của thiên nhiên nước ta xếp từ thấp đến cao là: nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi.
Chọn D.
Câu 5:
Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm
Cách giải:
Nguồn lao động nước ta có hạn chế là thiếu tác phong công nghiệp, chất lượng lao động còn thấp (tỉ lệ lao động đã qua đào tạo còn ít)
=> Nhận xét lao động có tác phong công nghiệp và chuyên nghiệp là sai
Chọn D.Câu 6:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 9
Cách giải:
Biên độ nhiệt năm thấp nhất thuộc về biểu đồ khí hậu Cà Mau. Do Cà Mau thuộc miền khí hậu phía Nam, nền nhiệt độ cao ổn định quanh năm.
Chọn B.
Câu 7:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 11
Cách giải: Diện tích đất phèn tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn D.Câu 8:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10
Cách giải: Đỉnh lũ của sông Mê Công rơi vào tháng 3
Chọn D.
Câu 9:
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
- Loại A: đây là đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc
- Loại C: đây là đặc điểm vùng núi Đông Bắc
- Loại D: đây là đặc điểm vùng núi Đông Bắc
- B đúng: Vùng núi Tây Bắc gồm các khối núi cao và độ số nhất nước ta, điển hình có dãy Hoàng Liên Sơn (cao trên 3000m)
Chọn B.
Câu 10:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 28
Cách giải:
Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất Duyên hải Nam Trung Bộ là Nha Trang
Chọn C.
Câu 11:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5
Cách giải:
Đường bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang)
Chọn C.
Câu 12:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17
Cách giải:
Tỉnh vừa có khu kinh tế ven biển vừa có khu kinh tế cửa khẩu là: Quảng Bình (khu kinh tế ven biển Hòn La, khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo)
Chọn B.
Câu 13:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 24
Cách giải: Tỉnh Bình Dương có giá trị xuất khẩu > nhập khẩu => xuất siêu
Chọn A.
Câu 14:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 13
Cách giải:
Dãy núi Pu Đen Đinh có hướng Tây Bắc - Đông Nam
Các dãy núi Bắc Sơn, Đông Triều, Ngân Sơn có hướng vòng cung
Chọn A.
Câu 15:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Các loại gió chính thổi vào mùa đông ở nước ta là gió mùa Đông Bắc, tín phong bán cầu Bắc. Các loại gió Tây Nam, tín phong bán cầu Nam, gió Tây Nam thổi vào mùa hạ 2 loại A, B, D
Chọn C.
Câu 16:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19
Cách giải:
Tỉnh có sản lượng thịt hơi xuất chuồng trên đầu người thấp nhất trong các tỉnh đã cho là Lai Châu.
Chọn C.
Câu 17:
Phương pháp: Liên hệ, phân tích các nhân tố tạo nên sự phân hóa thiên nhiên nước ta
Cách giải:
- Loại A: vì gió mùa, biển Đông là nhân tố khiến thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều đông – tây; lãnh thổ kéo dài khiến thiên nhiên phân hóa bắc - nam
- Loại C: vì cấu trúc địa hình và các khối khí qua biển là nhân tố khiến thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đông - tây
- Loại D: địa hình núi đa dạng (núi cao, thấp, trung bình) cùng với hướng nghiêng, hướng địa hình kết hợp hoàn lưu khí quyển cũng tạo nên sự phân hóa thiên nhiên sâu sắc theo chiều đông - tây, theo độ cao
- Chọn B: vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta, không tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên, địa hình núi thấp cũng không phải là nhân tố tác động đến sự phân hóa theo đai cao.
Chọn B.
Câu 18:
Phương pháp: Kiến thức bài 2 - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
Vùng đất bao gồm toàn bộ diện tích phần đất liền và hải đảo.
–> Nhận định D thiếu
Chọn D.
Câu 19:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2018
Vùng |
Diện tích (nghìn ha) |
Sản lượng (nghĩa tấn) |
Đồng bằng sông Hồng |
999,7 |
6 085,5 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
631,2 |
3 590,6 |
Tây Nguyên |
245,4 |
1 375,6 |
Đông Nam Bộ |
270,5 |
1 423,0 |
Đồng bằng sông Cửu Long |
4 107,4 |
24 441,9 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với diện tích và sản lượng lúa của các vùng ở nước ta năm 2018?
Câu 19 (VD)
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu
Cách giải:
- A đúng: ĐBCL có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất
- B sai: ĐBSH có diện tích đứng thứ 2 và sản lượng đứng thứ 2
- C sai: ĐBSCL có sản lượng gấp 4 lần ĐBSH
- D sai: TDMNBB có diện tích và sản lượng lúa lớn hơn ĐNB
Chọn A.
Câu 20:
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
- A sai: Đông Bắc có các thung lũng sông cùng hướng vòng cung với hướng núi
- B sai: Tây Bắc chủ yếu núi cao
- D sai: Tây Bắc núi hướng tây bắc - đông nam
- C đúng: Điểm khác nhau chủ yếu giữa vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là: Tây Bắc cao đồ sộ, nhiều đỉnh núi trên 2000m; Đông Bắc chủ yếu là đồi núi thấp.
Chọn C.
Câu 21:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra ở miền Trung là biểu hiện của quá trình xâm thực, do sóng biển đánh vào bờ.
Chọn A.
Câu 22:
Phương pháp: Kiến thức bài 14 – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Cách giải:
- Rừng phòng hộ có vai trò hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi và bờ biển => loại A
- Rừng trồng mới => chủ yếu phủ xanh đất trồng đồi núi trọc => loại B
- Rừng sản xuất có vai trò chủ yếu về mặt kinh tế => loại C.
- Rừng đặc dụng có vai trò bảo vệ cảnh quan và đa dạng sinh vật. (ví dụ: các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia)
Chọn D.
Câu 23:
Phương pháp: Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa
Cách giải:
Tác động chủ yếu của đô thị hóa tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta là thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chọn A.
Câu 24:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nửa sau mùa đông tới khí hậu miền Bắc là giảm bớt hanh khô, gây mưa phùn và độ ẩm cao. Do nửa sau mùa đông gió lệch qua biển nên được tăng cường ẩm.
Chọn A.
Câu 25:
Cho biểu đồ:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về diện tích lúa các mùa vụ của nước ta năm 2018 so với năm 2010?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ
Cách giải:
- A sai: vì lúa mùa giảm
- B đúng: lúa hè thu và thu đông tăng, lúa đông xuân tăng
- C sai: vì lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm
- D sai: vì lúa mùa giảm
Chọn B.
Câu 26:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
ð Câu thơ trên tác giả đang nhắc đến vùng núi Tây Bắc nước ta, vì hệ thống sông Mã thuộc vùng núi Tây Bắc.
Chọn D.
Câu 27:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải: Nguyên nhân gây nên hiện tượng thời tiết nóng khô ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ là do gió mùa Tây Nam bị biến tính khi vượt qua dãy Trường Sơn trở nên khô nóng.
Chọn C.
Câu 28:
Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Cách giải:
Miền Bắc có sự xuất hiện nhiều loài sinh vật có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, chủ yếu do miền Bắc có mùa đông lạnh, địa hình phân bậc theo độ cao nên xuất hiện đại ôn đới gió mùa trên núi.
=> Thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của các loài sinh vật ưa lạnh có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.
Chọn D.
Câu 29:
Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Cách giải:
- Do lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nên biển Đông dễ dàng xâm nhập sâu vào đất liền nước ta. Đây là nguyên nhân chủ yếu nhất khiến thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Đáp án A, D: hướng nghiêng địa hình thấp dần ra biển và biển Đông rộng lớn cũng là những nguyên nhân khiến tính biển có ảnh hưởng đến lãnh thổ nước ta, nhưng đây không phải là nguyên nhân chủ yếu ở loại A, D
- Địa hình nhiều vùng vịnh chủ yếu thuận lợi cho xây dựng cảng biển nước sâu, không quy định nhiều đến tính biển của thiên nhiên nước ta => loại B.
Chọn C.
Câu 30:
Phương pháp: Kiến thức bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Cách giải:
Sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta ngày càng gia tăng chủ yếu do tư tưởng trọng nam khinh nữ, do vậy nhiều gia đình chỉ thích sinh con trai, có những biện pháp lựa chọn giới tính trước khi sinh = dẫn đến số trẻ em nam sinh ra nhiều hơn nữa
Chọn B.
Câu 31:
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải: Để chống xói mòn đất ở vùng núi, biện pháp hiệu quả là làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá để giảm bớt áp lực của dòng chảy nước trên sườn đất dốc.
Chọn C.
Câu 32:
Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Cách giải: Nguyên nhân gây tình trạng ngập lụt ở đb duyên hải miền Trung là mưa bão lớn kết hợp với nước biển dâng cao và lũ nguồn dồn về nhanh khiến nước không kịp rút.
Chọn D.
Câu 33:
Phương pháp: Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa
Cách giải: Các đô thị của nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển chủ yếu do đây là khu vực có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, dân cư tập trung đông đúc 2 hình thành nhiều đô thị, thành phố với quy mô dân số lớn, cơ sở hạ tầng hiện đại.
Chọn D.
Câu 34:
Cho biểu đồ về sinh, tử của nước ta giai đoạn 1960 - 2014:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ
Cách giải:
Biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh thô và tử thô (đơn vị: %%)
=> Biểu đồ trên thể hiện tình hình tỉ suất sinh và tỉ suất tử nước ta giai đoạn 1960 – 2014
- Loại B: vì sự chuyển dịch cơ cấu là biểu đồ miền
- Loại C: vì cơ cấu là biểu đồ tròn
- Loại D: vì tốc độ tăng trưởng là biểu đồ đường với đơn vị %
Chọn A.
Câu 35:
Phương pháp: Kĩ năng tính toán, cho biết cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6°C
Cách giải:
Theo quy luật đai cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6°C
=> Đến độ cao 3143m nhiệt độ giảm đi: (3143 / 100) x 0,6= 18,9°C
=> Tại chân núi nhiệt độ là 20,9°C, vậy lúc này tại đỉnh núi (3143m) nhiệt độ sẽ là: 20,9 – 18,9 = 2,00C
Chọn B.
Câu 36:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng đồi núi thấp, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm. Ở nước ta, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp + khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt ẩm cao nên quá trình phong hóa đất diễn ra mạnh mẽ trên đá mẹ a-xit => do vậy đất feralit chiếm phần lớn diện tích nước ta.
Chọn B.
Câu 37:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Sông ngòi Bắc Trung Bộ có lũ lên nhanh và rút nhanh, chủ yếu do có mưa lớn tập trung kết hợp với sông ngắn, dốc nên lũ thượng nguồn dồn về nhanh, mặt khác vùng hạ lưu có đồng bằng nhỏ hẹp nên lũ rút nhanh.
Chọn A.
Câu 38:
Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm
Cách giải:
Phương hướng quan trọng nhằm giải quyết việc làm đối với khu vực thành thị nước ta là: đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, đặc biệt hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
Chọn C.
Câu 39:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Lúa đông xuân |
3 124,3 |
3 105,6 |
3 116,5 |
3 112,8 |
Lúa hè thu |
2 659,1 |
2 810,8 |
2 734,1 |
2 783,0 |
Lúa mùa |
1 977,8 |
1 986,1 |
1 965,6 |
1 934,8 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo vụ của nước ta giai đoạn 2012 - 2015, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ
Cách giải:
Đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi cơ cấu
=>Biểu đồ miền là thích hợp nhất
- Loại B: biểu đồ kết hợp thể hiện đối tượng có 2 đơn vị khác nhau
- Loại C: biểu đồ cột thể hiện giá trị, quy mô của đối tượng
- Loại D: biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng
Chọn A.
Câu 40:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Nhân tố tạo ra sự đối lập hai mùa giữa Tây Nguyên và ven biển Nam Trung Bộ là dãy Trường Sơn, gió hướng tây nam, gió hướng đông bắc:
- Khi Tây Nguyên – Nam Bộ đón gió tây nam đem lại mưa lớn, kéo dài thì ven biển Nam Trung Bộ là mùa khô (do gió tây nam bị chắn lại bởi dãy Trường Sơn và bị biến tính khi sang sườn đông)
- Khi ven biển Nam Trung Bộ đón gió hướng đông bắc (Tín phong bán cầu Bắc) từ biển vào đem lại mưa lớn thì Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa khô.
Chọn D.