IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Sinh học Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao

Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao

Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật mức độ cơ bản, nâng cao (P7)

  • 2671 lượt thi

  • 45 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sự hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM có tác dụng chủ yếu là:

Xem đáp án

Đáp án B

Thực vật CAM đóng kín các khí khổng trong thời gian ban ngày nhằm giữ gìn nước bằng cách ngăn cản quá trình thoát hơi nước. Các khí khổng sẽ được mở ra vào thời gian ban đêm lạnh và ẩm hơn, cho phép chúng hấp thụ điôxít cacbon để sử dụng trong quá trình cố định cacbon


Câu 2:

Pha sáng của quang hợp có vai trò:

Xem đáp án

Đáp án B

Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thu thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH. Nơi diễn ra pha sáng là màng Tilacoid. Trong pha sáng diễn ra quá trình ‘quang phân ly’ nước (phân tử nước bị phân ly dưới tác động của năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ). Quá trình quang phân ly này diễn ra tại xoang của Tilacoid theo sơ đồ phản ứng sau:

2H2O  4H+ + 4e- + O2.

Các electron xuất hiện trong quá trình quang phân ly nước đền bù lại các electron của ‘diệp lục a’ bị mất khi diệp lục này tham gia truyền electron cho các chất khác. Các photon đến khử NADP+ (nicôtinamit ađênin đinuclêôtit phôtphat dạng ôxi hoá) thành dạng khử (NADPH). Sản phẩm của pha sáng gồm có :ATP, NADPH và ôxy (O2).


Câu 3:

Quan sát thí nghiệm ở hình bên (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng nhất:

Xem đáp án

Đáp án A

- Đây là thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2 (H14.1 SGK cơ bản trang 59):

+ Do hô hấp của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình. CO2 nặng hơn không khí nên không thể khuếch tán qua ống và phễu ra môi trường bên ngoài bình.

+ Rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm. Vì không khí đó giàu CO2, nước vôi sẽ bị vẩn đục.


Câu 4:

Các con đường thoát hơi nước chủ yếu qua

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 5:

Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 6:

Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án C

Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Vì phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ  được tích lũy trong NADH và FADH2 và được chuyển tới chuỗi truyền electron để sinh ATP.


Câu 7:

Vai trò của sắt đối với thực vật là:

Xem đáp án

Đáp án A

Vai trò của sắt đối với thực vật là: Thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hoá enzim.


Câu 8:

Ý nào dưới đây đúng với chu trình canvin?

Xem đáp án

Đáp án D

chu trình canvin lấy ATP và NADPH của pha sáng để khử APG thành ALPG.


Câu 9:

Quang phân li nước là quá trình:


Câu 10:

Hai loại bào quan của tế bào làm nhiệm vụ chuyển hoá năng lượng là:


Câu 11:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở thực vật sau đây?

1) Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự hút O2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm C để chứng mình có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.

(2) Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.

(3) Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục.

(4) Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đầy xa hạt nảy mầm.

(5) Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn tới sự sai lệch kết quả thí nghiệm

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Sai vì A để chứng minh cho sự thải CO2, B chứng minh cho sự hút O2

(2) Sai vì dung dịch KOH hấp thu CO2 có trong không khí được dẫn vào.

(3) Sai vì dựa vào bơm hút, mà các khí sẽ đi theo 1 chiều từ trái sang phải, CO2 trong không khí đã bị hấp thụ hết nhờ KOH. Suy ra bình nước vôi bên phải làm nước vẩn đục là do CO2 hạt thải ra khi hô hấp.

(4) Sai vì CO2 bị vôi xút hấp thụ hết, nên giọt nước màu dịch chuyển vào phía trong chứng tỏ áp suất trong giảm.  Chứng tỏ khi hạt hô hấp đã sử dụng O2.

(5) Đúng


Câu 12:

Ý nào sau đây không đúng khi nói về hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng ?

Xem đáp án

Đáp án C

Đ/A: Các tế bào lông hút không tăng dần kích thước mà rễ cây tăng số lượng lông hút để tăng diện tích hấp thụ


Câu 13:

Vai trò của nguyên tố vi lượng đối với thực vật là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Đ/A: Các nguyên tố vi lượng là thành phần của các enzim của cây. Ví dụ Fe, Mn, Zn, Cu, Ni…


Câu 14:

Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ?

Xem đáp án

Đáp án C

Đ/A: Thẩm thấu là khái niệm dùng để mô tả quá trình khuếch tán của nước, không phải của ion khoáng.


Câu 15:

Vai trò nào sau đây không phụ thuộc quá trình quang hợp?

Xem đáp án

Đáp án C

Đ/A: Quang hợp có các vai trò sau:

+     Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu.

+     Quang năng được chuyển hóa thành hóa năng là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

Điều hòa không khí: giải phóng O2 và hấp thụ CO2.


Câu 16:

Ở thực vật lá có màu đỏ, có quang hợp không? Vì sao?

Xem đáp án

Đáp án C

Đ/A: Trong lá cây màu đỏ vẫn có đủ 2 nhóm sắc tố là carotenoit và diệp lục; tuy nhiên, nhóm sắc tố phụ là carotenoit chiếm ưu thế hơn nên đã che khuất nhóm sắc tố chlorophyl.


Câu 17:

Các tia sáng tím kích thích:

Xem đáp án

Đáp án D

Đ/A: Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp:

+     Các tia sáng xanh kích thích sự tổng hợp acid amine, protein.

+     Các tia sáng đỏ kích thích sự hình thành carbohydrate


Câu 18:

Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:

Xem đáp án

Đáp án B

Đ/A: Ti thể có cấu trúc đặc biệt phù hợp với vai trò hô hấp. Được cấu tạo gồm 2 lớp màng, màng trong gấp nếp tạo thành các mào có chứa nhiều enzim hô hấp.

Lạp thể là bào quan thực hiện quá trình quang hợp.

Không bào ở thực vật chứa nhiều chất hữu cơ khác nhau, các sắc tố…

Mạng lưới nội chất gồm 2 loại là lưới nội chất trơn (tổng hợp lipid) và lưới nội chất hạt (tổng hợp protein).


Câu 19:

Vai trò nào sau đây không phụ thuộc vào quá trình thoát hơi nước?

Xem đáp án

Đáp án C

Quá trình thoát hơi nước có vai trò đối với cơ thể thực vật là:

+     Tạo lực hút để vận chuyển nước,ion khoáng và các chất tan khác từ rễ lên các bộ phận phía trên của cây.

+     Mở khí khổng, tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.

+     Giúp hạ nhiệt độ của lá cây.

Đáp án C sai vì tốc độ quang hợp, hô hấp phụ thuộc vào các yếu tố khác như cường độ ánh sáng, nồng độ CO2, nhiệt độ…


Câu 20:

Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là:

Xem đáp án

Đáp án C

- Đất có độ mặn cao là đất có nồng độ các ion Na+, Cl- cao → Thế nước của đất thấp.

- Cây không ưa mặn có nồng độ chất tan tích lũy trong tế bào lông hút thấp hơn → Thế nước của tế bào lông hút cao hơn so với thế nước của đất → Việc hấp thụ nước của cây trở nên khó khăn và tiêu tốn nhiều năng lượng (không hấp thụ theo cơ chế thụ động được mà phải hấp thụ theo cơ chế chủ động) → Cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng.

- Sở dĩ, cây ưa mặn hấp thụ được nước khi sống trên đất mặn là do chúng có cơ chế tích lũy các ion trong tế bào lông hút nên có nồng độ chất tan cao hơn (thế nước thấp hơn) so với dung dịch đất → Việc hấp thụ nước trở nên dễ dàng và ít tiêu tốn nhiều năng lượng hơn → Cây ưa mặn vẫn có khả năng sinh trưởng tốt.


Câu 21:

Nitơ có chức năng chủ yếu nào và khi thiếu nitơ cây có triệu chứng gì?

Xem đáp án

Đáp án B

–      Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử protein (NH2 – R – COOH), axit nucleic (bazơ nitơ), diệp lục (C55H72O5N4Mg, C55H70O6N4Mg), ATP (bazo ađeenin), enzim, coenzim, ….

–      Khi thiếu nitơ sẽ làm giảm quá trình tổng hợp protein → sự sinh trưởng của các cơ quan → xuất hiện màu vàng nhạt trên lá. Do sự huy động và sự di chuyển của các ion trong cây nên màu vàng xuất hiện trước tiên ở các lá già trước sau đó mới đến các lá non hơn.


Câu 22:

Sản phẩm của pha sáng gồm có:


Câu 23:

Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?

Xem đáp án

Đáp án D

→ Thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa:

–      Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ: tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây, tạo độ cứng cho thực vật thân thảo;

–      Khí khổng mở giúp cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp;

–      Hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng → đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.


Câu 24:

Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ do:

Xem đáp án

Đáp án D

→ Lông hút tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất.


Câu 25:

Bộ phận hút nước chủ yếu của cây trên cạn là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Đối với cây trên cạn, rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu. Ở rễ, bộ phận thực hiện chức năng hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu là miền lông hút. Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và đặc biệt tăng nhanh số lượng lông hút tạo nên bề mặt tiếp xúc lớn giữa rễ và đất, nhờ vậy, sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi.


Câu 26:

Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi:

Xem đáp án

Đáp án B

Có hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua lớp cutin. Tuy nhiên, thoát hơi nước qua cutin có vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh, còn thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu và được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng. Do đó, cường độ thoát hơi nước sẽ được điều chỉnh bởi cơ chế đóng mở của khí khổng:

+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở → hơi nước thoát ra ngoài nhiều.

+ Khi mất nước, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu hết căng, thành dày duỗi thẳng →  khí khổng đóng lại (khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn) → hạn chế sự thoát hơi nước.


Câu 27:

Nguyên tố nào sau đây có chức năng là thành phần của protein, axit nuclêic, chất diệp lục, photpholipit, ATP, một số enzim, hoocmon sinh trưởng và vitamin?

Xem đáp án

Đáp án A

Nguyên tố có chức năng là thành phần của protein, axit nuclêic, chất diệp lục, photpholipit, ATP, một số enzim, hoocmon sinh trưởng và vitamin là Nito.


Câu 28:

Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?


Câu 29:

Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án C

Một phân tử glucôzơ bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Vì phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ  được tích lũy trong NADH và FADH2 và được chuyển tới chuỗi truyền electron để sinh ATP.


Câu 30:

Hình bên dưới mô tả một phần mặt cắt ngang của lá. Quan sát hình và cho biết trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng.

(1) Số (1) là lớp cutin do lớp biểu bì tiết ra, khi lá càng già lớp cutin càng mỏng.

(2) Có hai con đường thoát hơi nước qua lá là: (1) và (4), trong đó con đường (1) là chủ yếu.

(3) Các tế bào (2) là các tế bào mô giậu, xếp sát nhau, chứa ít diệp lục hơn tế bào (3).

(4) Tế bào (4) chỉ có ở mặt dưới của lá, không có ở mặt trên.

(5) Giữa các tế bào (3) có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí O2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.

 

(6) Sự đóng mở của tế bào (4) phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào và đây là hiện tượng ứng động không sinh trưởng ở thực vật.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Sai. Vì khi lá càng già lớp cutin càng dày.

(2) Sai.  Có hai con đường thoát hơi nước qua lá là: (1) và (4), trong đó con đường (4) – qua khí khổng là chủ yếu.

(3) Sai. Các tế bào (2) là các tế bào mô giậu, xếp sát nhau, chứa nhiều diệp lục hơn tế bào (3).

(4) Sai. Ơ nhiều loài, tế bào (4) – khí khổng có ở cả hai mặt của lá.

(5) Sai. Vì giữa các tế bào (3) có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp để thực hiện quang hợp.

(6) Đúng.


Câu 31:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là:

Xem đáp án

Đáp án A

Dòng mạch gỗ (còn gọi là Xilem hay dòng đi lên): vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây


Câu 32:

Các con đường thoát hơi nước chủ yếu qua

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 33:

Quan sát thí nghiệm ở hình bên (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng nhất:

Xem đáp án

Đáp án A

– Đây là thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2 (H14.1 SGK cơ bản trang 59):

+ Do hô hấp của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình. CO2 nặng hơn không khí nên không thể khuếch tán qua ống và phễu ra môi trường bên ngoài bình.

+ Rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm. Vì không khí đó giàu CO2, nước vôi sẽ bị vẩn đục.


Câu 34:

Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:

(1) Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.

(2) Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.

(3) Không cần tiêu tốn năng lượng.

(4) Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.

Xem đáp án

Đáp án D

-  Hấp thụ ion khoáng: diễn ra theo hai cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: Một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo chiều gradien nồng độ (đi từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp), không tiêu tốn năng lượng.

+ Cơ chế chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao đi từ đất vào tế bào lông hút ngược chiều gradien nồng độ (đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao), phải tiêu tốn năng lượng.


Câu 35:

Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 36:

Có bao nhiêu tác dụng của việc bón phân với năng suất cây trồng và môi trường dưới đây là đúng

(1) Bón không đúng, năng suất cây trồng thấp, hiệu quả kinh tế thấp.  

(2) Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao.

(3) Bón không đúng cách sẽ gây ô nhiễm nông sản, ô nhiễm môi trường, đe doạ sức khoẻ con người.

(4) Bón phân càng nhiều, năng suất cây trồng càng cao, hiệu quả kinh tế cao.

(5) Bón phân hợp lí sẽ làm tăng năng suất cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường.

Xem đáp án

Đáp án B

* Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa liều lượng phân bón và mức độ sinh trưởng của cây:

* Các ý (1), (2), (3), (5) đúng vì:

- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

- Để cây trồng có năng suất cao cần phải bón phân hợp lí: đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng; đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng; phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây (bón lót, bón thúc) cũng như điều kiện đất đai và thời tiết mùa vụ.

- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ không chỉ độc hại đối với cây mà còn gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường:

+ Dư lượng phân bón sẽ làm làm tăng nồng độ chất tan trong đất dẫn tới làm tăng áp suất thẩm thấu của đất cho nên gây cản trở sự hút nước của cây dẫn tới cây thiếu nước và bị héo.

+ Dư lượng phân sẽ làm thay đổi độ pH của môi trường đất làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đất và hệ thống keo đất nên gián tiếp làm ảnh hưởng đến cây.

 

+ Dư lượng phân bón sẽ bị nước mưa cuốn xuống các thủy vực gây ô nhiễm môi trường nước.


Câu 38:

Nội dung nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

- Phương án A đúng vì ở thực vật C4 có 2 loại lục lạp ở tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch.

- Phương án B sai vì thực vật C3 có năng suất sinh học trung bình, thực vật C4 có năng suất sinh học cao gấp đôi thực vật C3, thực vật CAM có năng suất sinh học thấp (C4 > C3 > CAM).

- Phương án C đúng vì ở thực vật CAM:

+ Chu trình C4 (cố định CO2 tạm thời): Diễn ra vào ban đêm lúc khí khổng mở.

+ Chu trình Canvin (tái cố định CO2): Diễn ra vào ban ngày.

- Phương án D đúng:

+ Pha tối ở thực vật C3: Chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là APG (hợp chất có 3 cacbon).

+ Pha tối ở thực vật C4 và thực vật CAM: Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là AOA (hợp chất có 4 cacbon).


Câu 39:

Nhận định không đúng khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật là

Xem đáp án

Đáp án B

* Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây

- Nitơ trong không khí

+ Nitơ phân tử (N2) trong không khí chiếm khoảng 80%: Cây không hấp thụ được.

+ Nitơ dạng NO và NO2 trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật.

- Nitơ trong đất

+ Nitơ trong muối khoáng hoà tan (dạng NH4+ và NO3-): Cây hấp thụ được.

+ Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật: Cây không hấp thụ được.

→ Như vậy phương án B sai vì thực vật không có khả năng hấp thụ nitơ phân tử.


Câu 40:

Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, chuỗi chuyền êlectron tạo ra

Xem đáp án

Đáp án B

Phân giải hiếu khí ở thực vật (đường phân và hô hấp hiếu khí) xảy ra trong điều kiện có O2:

- Phương trình tổng quát: C6H12O6  6CO2 + 6H2O + NL (36ATP + nhiệt).

+ Hô hấp hiếu khí (hô hấp ti thể) bao gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền electron, diễn ra mạnh trong các mô, cơ quan đang có hoạt động sinh lí mạnh.

+ Khi có O2, 2 phân tử axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể đã tiêu tốn 2 ATP.

+ Hiđrô của NADH, FADH2 được chuyển đến chuỗi chuyền electron để ôxi hóa tạo ra nước và tích lũy ATP, trong đó 1 NADH qua chuỗi truyền electron thì tổng hợp được 3 ATP, 1 FADH2 qua chuỗi truyền electron thì tổng hợp được 2 ATP.

 

+ H2O vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quá trình hô hấp.


Câu 41:

Khi nói về mạch gỗ và mạch rây, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

- B, C, D sai: Mạch gỗ được cấu tạo từ tế bào chết.

- A đúng: Mạch rây vận chuyển các chất từ lá đến rễ và các cơ quan khác của cây như quả.


Câu 42:

Trong số các sản phẩm chỉ ra dưới đây, đâu không phải là sản phẩm xuất hiện trong pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật C3?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong số các sản phẩm chỉ ra dưới đây, sản phẩm không xuất hiện trong pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật C3 là H2O.


Câu 43:

Trong số các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào, chu trình Krebs và chuỗi vận chuyển điện tử được thực hiện ở:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong số các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào, chu trình Krebs và chuỗi vận chuyển điện tử được thực hiện ở:  Trong ti thể 


Câu 44:

Khi nói về quá trình thoát hơi nước ở lá, cho các phát biểu dưới đây:

(1). Nước có thể thoát hơi qua khí khổng hoặc trực tiếp qua bề mặt lá.

(2). Khi chuyển cây trồng từ vị trí này sang vị trí khác bằng cách đào gốc, nên cắt bỏ bớt một phần các lá của cây.

(3). Thoát hơi nước ở lá là một quá trình thụ động, được điều chỉnh bởi các yếu tố vật lí.

(4). Các lá trưởng thành, tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng cao hơn tốc độ thoát hơi nước qua cutin.

Có bao nhiêu phát biểu chính xác?

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Nước có thể thoát hơi qua khí khổng hoặc trực tiếp qua bề mặt lá. à đúng

(2) Khi chuyển cây trồng từ vị trí này sang vị trí khác bằng cách đào gốc, nên cắt bỏ bớt một phần các lá của cây. à đúng

(3) Thoát hơi nước ở lá là một quá trình thụ động, được điều chỉnh bởi các yếu tố vật lí. à sai

(4) Các lá trưởng thành, tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng cao hơn tốc độ thoát hơi nước qua cutin. à đúng


Câu 45:

Thực vật bậc cao có thể hấp thu nitơ từ lòng đất dưới dạng:

Xem đáp án

Đáp án B

Thực vật bậc cao có thể hấp thu nitơ từ lòng đất dưới dạng hấp thu amon và nitrate.


Bắt đầu thi ngay