Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 1)

  • 4709 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

Dế mèn bênh vực kẻ yếu - Từ đầu đến ... “vật cảnh ăn thịt em.”

Trang 4 - SGK Tiếng Việt 4 (T1)

Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
Xem đáp án

- Học sinh đọc to, rõ ràng.

- Trả lời câu hỏi: Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt:

+ Bé nhỏ gầy yếu quá.

+ Người bự những phấn như mới lột.

+ Hai cánh mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn, chưa quen mở, yếu ớt không bay được xa, kiếm ăn không đủ bữa, nghèo túng.

Câu 2:

Trung thu độc lập - Từ đầu đến ... “to lớn, vui tươi."

Trang 66 - SGK Tiếng Việt 4 (T1)

Câu hỏi: Trăng Trung thu độc lập có gì đẹp?
Xem đáp án

- Học sinh đọc to, rõ ràng.

- Trả lời câu hỏi: Trăng Trung thu độc lập đẹp với vẻ đẹp của đất nước độc lập, sông núi tự do. Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em,….


Câu 3:

Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6 điểm)

Cái giá của sự trung thực

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người bán vé trả lời: “Ba đô là một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”

- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. - Bạn tôi trả lời. - Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.

Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!". Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.

(Pa-tri-xa Pho-rip)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?
Xem đáp án
Đáp án: C. 6 tuổi trở xuống.

Câu 4:

Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?
Xem đáp án

Đáp án: A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.


Câu 5:

Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào?
Xem đáp án
Đáp án: B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới có sáu tuổi.

Câu 6:

Tại sao bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó?
Xem đáp án
Đáp án: C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.

Câu 7:

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Xem đáp án
Đáp án: A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất.

Câu 9:

Từ mỗi tiếng dưới đây, hãy tìm tiếng thích hợp thêm vào để tạo thành:
Từ mỗi tiếng dưới đây, hãy tìm tiếng thích hợp thêm vào để tạo thành:  (ảnh 1)
Xem đáp án

Các từ ghép

Các từ láy

Mới lạ

Lo nghĩ

Vui tươi, vui mừng, vui sướng….

Mới mẻ

Lo lắng

Vui vẻ, vui vầy,….


Câu 11:

Chính tả (Nghe – viết):
Chính tả (Nghe – viết): Học sinh nghe viết vào vở ô ly. (ảnh 1)
Xem đáp án

Học sinh nghe viết vào vở ô ly.


Câu 12:

Tập làm văn: Trên đường đi học về, em gặp phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Em hãy kể lại câu chuyện đó?

Gợi ý:

a) Mở bài:

- Giới thiệu về địa điểm, thời gian em gặp người phụ nữ.

- Người phụ nữ đó đang làm gì?

b) Thân bài:

- Em đã nhìn thấy người phụ nữ vừa bế con vừa xách đồ ra sao? (Người phụ nữ vừa bế con vừa xách giỏ đồ nặng nên đi được đoạn gần lại phải nghỉ rồi mới đi tiếp)

- Khi đó, em đã suy nghĩ như thế nào? ( Em muốn giúp đỡ người phụ nữ.)

- Em đã giúp người phụ nữ đó như thế nào? ( Em giúp chị xách giỏ đồ)

- Sau khi được giúp đỡ, người phụ nữ nói với em những gi? Em đáp lại lời cảm ơn của chị như thế nào?

c) Kết bài: Sau khi giúp được người phụ nữ, em cảm thấy thế nào? ( Em thấy rất vui vẻ làm được một việc tốt)
Xem đáp án

Một hôm, trên đường tan học về nhà, lúc gần đến cổng bệnh viện Bạch Mai, em thấy một cô trạc tuổi ba mươi, tay bồng con, tay xách mấy túi đồ đạc lỉnh kỉnh, nét mặt lộ rõ vẻ mệt mỏi và lo âu. Dường như cô ấy muốn qua đường mà không được vì ô tô, xe máy cứ nườm nượp chạy không ngừng. Em vội đến bên cô và bảo:

- Cô ơi, cô có cần cháu giúp gì không ạ?

- Ô may quá! Cháu giúp cô sang bên kia đường nhé! Cô đưa em bé đi khám bệnh.

Em xách đỡ túi quần áo của bé rồi dẫn cô qua đường lúc đèn đỏ vừa bật lên. Nhân thể, em theo chân cô vào tận phòng nộp sổ khám bệnh. Lúc hai mẹ con cô đã ngồi yên trên ghế, em mới ra về. Cô nắm chặt tay và cảm ơn em mãi. Về đến nhà, thấy em tủm tỉm cười, mẹ hỏi có gì mà vui thế. Em kể lại chuyện vừa rồi cho mẹ nghe, mẹ xoa đầu em khen:

- Con gái mẹ giỏi lắm! Giúp đỡ người khác là điều nên làm, con ạ!

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương