Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 8)
-
5033 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi - Trang 115 - SGK Tiếng Việt 4 (T1)
Câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của bài đọc?- Học sinh đọc to, rõ ràng.
- Trả lời câu hỏi: Ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ nhưng nhờ giàu ý chí và nghị lực nên đã trở thành một nhà kinh doanh tài giỏi.
Câu 2:
Chú đất nung - Từ đầu ... "Chú sợ, lùi lại."- Trang 134 – SGK Tiếng Việt 4 (T1).
Câu hỏi: Cu chắt có những đồ chơi gi? Chúng khác nhau như thế nào?
- Học sinh đọc to, rõ ràng.
- Trả lời câu hỏi:
+ Cu Chắt có những đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong mái lầu son và một chú bé bằng đất.
+ Chúng khác nhau: Chàng kị sĩ, nàng công chúa là món quà cu Chắt nhận được nhân Tết Trung thu. Đó là hai thứ đồ chơi được nặn từ bột màu sặc sỡ, trông rất đẹp. Còn chú bé bằng đất là đồ chơi cu Chắt nặn ra từ đất sét. Đó là một hòn đất mộc mạc có hình người.
Câu 3:
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Pháo đền
Không phải là pháo đùng, pháo tép, pháo hoa, pháo cao xạ,...Nó chỉ là pháo bằng đất, đất sét thôi.
Nhà ai vượt ao làm nền, nhà ai đào giếng... và chỗ nào mà chẳng có đất. Lò gạch đầu làng, đất sét có hàng đống. Nhiều tiết thủ công, học nặn quả chuối, quả na, cái nồi,……nặn xong còn thừa vô khối là đất. Thế là có nó: chiếc pháo đền.
Đất sét có thứ vàng như pha nghệ, có thứ đen xám như màu chì. Chẳng sao. Cứ nặn một nắm đất như cái ang cho lợn ăn, bé xíu, nhưng đáy phải mỏng, thật mỏng, rồi giờ thẳng cánh, đập mạnh một cái xuống đất. Có một tiếng nổ to như pháo đùng, đáy ang vỡ tung lên, từng mảnh đất sét còn nham nhở như bị xé. Một cuộc thi. Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng là người ấy được cuộc. Người thua phải véo đất của mình hàn vào chỗ vỡ của người được. Đền đấy.
Anh nào đập không khéo, pháo xịt. Ai giỏi thì pháo nổ to, được đền nhiều. Pháo xịt không được đền, mà còn xấu hổ nữa. Tôi đã có lần phát khóc lên vì lúc bắt đầu chơi, hai nắm đất của hai người bằng nhau, cuối cuộc chơi, nắm đất của tôi bằng bàn tay chỉ còn lại bằng hòn bi.
Những trò chơi của tuổi thơ đã cho chúng tôi bao nhiêu phút sung sướng, có khi còn quý hơn những món quà ăn được. Ai không được chơi hoặc không biết chơi những trò chơi thơ bé quả là một thiệt thòi lớn, thiệt suốt đời...
(Theo Băng Sơn)
Dựa vào nội dung bài học trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Chất liệu chính để tạo nên pháo đền là gì?Đáp án: A. Đất sét
Câu 4:
Pháo đền được làm như thế nào?
Đáp án: B. Nặn một năm đất như cái ang cho lợn ăn, bẻ xinh, nhưng đây phải mỏng, thật mỏng.
Câu 6:
Câu 9:
a) Những trò chơi của tuổi thơ đã cho chúng tôi bao nhiêu phút sung sướng, có khi còn quý hơn những món quà ăn được.
a) Những trò chơi của tuổi thơ đã cho chúng tôi bao nhiêu phút sung sướng, có khi
DT DT TT
còn quý hơn những món quà ăn được.
TT DT ĐT
Câu 10:
b) Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng là người ấy được cuộc.
b) Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng là người ấy được cuộc.
DT ĐT DT TT DT
Câu 11:
a) Người thua phải véo đất của mình hàn vào chỗ vỡ của người được.
a) Người thua phải véo đất của mình hàn vào chỗ vỡ của người được.
Câu 12:
b) Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.
b) Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.
Câu 13:
- 2 từ láy: sung sướng, thiệt thòi.
- 2 từ ghép: tuổi thơ, thơ bé.
Câu 15:
Tập làm văn: Lớp em có một bạn phải theo gia đình đi xa. Em hãy viết thư thăm bạn và kể về tình hình học tập của lớp cho bạn biết.
Dàn ý gợi ý:
a) Phần đầu tư:
- Nơi viết, ngày, tháng, năm.
- Lời xưng hô.
b) Phần chính thư:
- Nếu mục đích, lí do viết thư: hỏi thăm bạn và kể về tình hình học tập của lớp cho bạn nghe.
- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư: hỏi thăm về sức khỏe của bạn và gia đình, tình hình học tập của bạn, tình hình công việc của bố mẹ bạn.
- Kể cho bạn nghe về tình hình học tập của mình, tình hình học tập của các bạn trong lớp những tháng vừa qua, lớp em đã đạt được những thành tích gì đáng chú ý?
- Nêu ý kiến trao đổi với người nhận thức.
c) Phần cuối thư:
- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹ với bạn.
- Kí và tên hoặc họ tên.
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2022
Đức Anh thân mến!
Mới chỉ xa nhau vài tháng thôi mà sao mình thấy nhớ cậu quá. Hôm nay, thay mặt cả lớp, mình có lời hỏi thăm tới cậu.
Đức Anh ơi, dạo này cậu thế nào? Sức khỏe ra sao? Học tập tốt chứ? Bố mẹ vẫn làm ở công ty cũ chứ? Bé Bi lên lớp Một rồi phải không? Còn mình, mình vẫn khỏe, học tập tốt. Về tình hình của lớp chúng mình diễn ra khá tốt. Phong trào học tập của lớp mình ngày càng sôi nổi. Lớp mình được cô giáo chủ nghiệm là cô Mây chia thành 4 tổ. Cô nói với bọn mình là nhóm nào có thành tích học tập cao nhất, cô sẽ có quà. Giờ ra chơi, lớp trưởng nhắc chúng mình chơi những trò chơi lành mạnh. Ngoài thời gian học ở lớp, cô Mây còn cho chúng mình học thêm ở nhà cô Hồng vào các buổi chiều, nhờ vậy, trong học kì vừa rồi chúng mình có thành tích học tập tốt nhất và được cô hiệu trưởng khen, làm gương cho chi đội khác. Tình hình của trường cũng thay đổi khá nhiều. Tuần trước nhà trường vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ rất hay và đặc sắc. Ban giám khảo đã rất khó khăn mới tìm ra các lớp đoạt giải. Kết quả này thật khiến mọi người bất ngờ. Giải nhất thuộc về lớp 5A; giải nhì thuộc lớp mình và giải ba thuộc về lớp 3A. Sau đó hai ngày, nhà trường lại phát động chương trình: “cây xanh, bảo vệ môi trường” đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều học sinh. Ngay trước và sau trường, chúng mình đã trồng rất nhiều cây xanh. Cậu hãy tưởng tượng đi, chỉ vài năm nữa thôi, trường mình sẽ có rất nhiều cây che bóng mát.
Thôi, thư đã dài, đêm đã khuya, mình dùng bút đây. Lần sau cậu nhớ viết thư cho mình nhé. Chúc cậu học giỏi, mạnh khỏe. Tạm biệt cậu.
Bạn thân của cậu
Trần Ngọc Hậu