Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO

Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 15)

  • 5037 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

Ông Trạng thả diều - Từ đầu đến ... “có thì giờ chơi diều.”

Trang 104 - SGK Tiếng Việt 4 (T1)

Câu hỏi: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

Xem đáp án

- Học sinh đọc to, rõ ràng.

- Trả lời câu hỏi: Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền:

+ Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

+ Học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

+ Có hôm thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.


Câu 2:

Người tìm đường lên các vì sao – Trang 125 SGK Tiếng Việt 4 (T1)

Câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của bài đọc?
Xem đáp án

- Học sinh đọc to, rõ ràng.

- Trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của bài đọc: nói về nhà khoa học Xi-ôn-cốp-xki. Ông mơ ước bay lên trời, vươn tới các vì sao. Ông dày công nghiên cứu, làm thí nghiệm, thất bại không nản. Hơn bốn mươi năm nghiên cứu, ông đã thành công thiết kế được tên lửa nhiều tầng, khinh khí cầu,…


Câu 3:

Đọc thầm và trả lời câu hỏi.

Niềm tin của tôi

Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có khả năng viết lách. Việc viết một bài thơ, một bài tiểu luận đối với tôi còn khó hơn cả việc “lên rừng, xuống biển". Thế nhưng tôi lại rất yêu thích công việc này, nên quyết định tham gia một lớp học rèn luyện kĩ năng sáng tác. Cuối khóa học, thầy giáo đề nghị mỗi học sinh phải viết một bài tiểu luận dài mười lăm trang với đề tài thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Tôi thật sự căng thẳng và lo lắng khi nghe yêu cầu đó. Sau khi tôi đứng nói chuyện điện thoại cho một người bạn nhờ giúp đỡ, một người phụ nữ đã ái ngại nói với tôi:

- Cô triển khai đề tài đó không đúng rồi! Rồi bà nhiệt tình hướng dẫn tôi cách xây dựng và phát triển dàn ý của một bài tiểu luận. Tôi đã học được những kĩ năng kinh nghiệm viết lách mà tôi chưa bao giờ biết đến. Tôi hỏi:

- Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy?

- Đó là nghề của tôi mà. Tôi là một biên tập viên, đang làm ở nhà xuất bản ở Ha-cua.

Vào cái ngày tôi đưa cho bà bài luận dài mười lăm trang của mình, tôi lo lắng và hồi hộp một cách khó tả. Tôi quan sát rất kĩ từng biểu hiện trên khuôn mặt của bà khi bà đọc bài luận của tôi. Cuối cùng bà cũng đọc xong. Tôi nín thở chờ đợi...

- Nếu tôi là người chấm điểm, tôi sẽ cho cô điểm xuất sắc.

- Gì cơ? Bà nói thật chứ? – Tôi ngạc nhiên thốt lên.

- Đương nhiên rồi. Bài làm thật xuất sắc.

Đó là giây phút làm cuộc đời tôi thay đổi. Cảm giác tự tin như một luồng điện chạy khắp cơ thể. Tôi tin rằng những gì bà nói là sự thật. Sau này, tôi đã viết thêm nhiều những cuốn sách, nhưng cuốn sách đầu tay của tôi là dành tặng riêng bà, dành tặng cho người đầu tiên khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong tôi, là người đã tạo cho tôi tự tin để thể hiện chính mình trên những trang viết.

(Nhã Khanh)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Tác giả trong câu chuyện gặp khó khăn gì khi viết tiểu luận?
Xem đáp án
Đáp án: B. Nghĩ rằng mình không có khả năng viết lách.

Câu 4:

Điều gì đã giúp tác giả hoàn thành bài luận?
Xem đáp án

Đáp án: C. Được một biên tập viên giỏi hướng dẫn và động viên.


Câu 5:

Điều gì khiến tác giả thay đổi hẳn cuộc đời và trở thành một nhà văn?
Xem đáp án

Đáp án: A. Dựa vào những lời động viên khen ngợi của người biên tập viên.


Câu 6:

Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Xem đáp án
Đáp án: A. Hãy biết khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của người khác bằng những lời động viên chân thành của mình.

Câu 8:

Sắp xếp các từ sau vào các cột cho phù hợp:

Bài tiểu luận, bánh trái, cỏ cây, hồi hộp, thao thao, ngón tay, thầy giáo, con người, bối rối.

Sắp xếp các từ sau vào các cột cho phù hợp Bài tiểu luận, bánh trái, cỏ cây, hồi hộp,  (ảnh 1)
Xem đáp án

Từ ghép phân loại

Từ ghép tổng hợp

Từ láy

Bài tiểu luận, ngón tay, thầy giáo.

bánh trái, cỏ cây, con người.

hồi hộp, thao thao, bối rối.


Câu 10:

b) Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom.

Xem đáp án

b) Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom.


Câu 11:

c) Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế khí cầu.

Xem đáp án

c) Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế khí cầu.


Câu 12:

d) Mẹ em và em cùng đi đến cửa hiệu đồ chơi.

Xem đáp án

d) Mẹ em và em cùng đi đến cửa hiệu đồ chơi.


Câu 13:

Em hãy nêu tác dụng của hai câu hỏi dưới đây và gạch chân vào từ nghi vấn trong câu hỏi đó?

a) Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy?

b) Gì cơ? Bà nói thật chứ?

Xem đáp án

a) Bà học cách viết ở đâu mà thông thạo vậy?

b) cơ? Bà nói thật chứ?

Tác dụng: dùng để hỏi người khác điều mình chưa biết.


Câu 14:

Ghi lại một thành ngữ có trong bài đọc và giải nghĩa thành ngữ đó?
Xem đáp án

- Thành ngữ: lên rừng xuống biển

- Giải thích: có nghĩa là muốn nói đến cuộc sống làm lụng vất vả của con người, diễn tả nỗi nhọc nhằn để cố gắng hoàn thành một công việc gì đó hoặc vượt qua cuộc sống khó khăn này.


Câu 15:

Chính tả (Nghe – viết):
Chính tả (Nghe – viết): Học sinh nghe viết vào vở ô ly. (ảnh 1)
Xem đáp án

Học sinh nghe viết vào vở ô ly.


Câu 16:

Tập làm văn: Em hãy tả cây bút chì của em.

Dàn ý gợi ý:

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc bút chì của e.

- Em có cây bút chì ấy trong hoàn cảnh nào?

- Em tự mua hay được ai tặng?

b) Thân bài: Tả bao quát và chi tiết về chiếc bút chì.

- Tả bao quát chiếc bút chì:

+ Hình dáng bút chì ra sao?

+ Bút đài khoảng bao nhiêu xăng-ti-mét?

+ Bút có màu gì?

- Tả đặc điểm của chiếc bút chì:

+ Thân bút, ruột bút ra sao?

+ Vỏ bút làm bằng gì?

+ Công dụng của chiếc bút chì.

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc bút chì.

- Em quý chiếc bút đó như thế nào? Em giữ gìn chiếc bút ra sao?

Xem đáp án

Cùng với rất nhiều đồ dùng học tập em đang có thì chiếc bút chì là thứ em thích nhất. Chiếc bút chì là quà bạn Minh tặng em nhân dịp sinh nhật vừa rồi.

Chiếc bút chì cũng giống như bút máy, là người bạn đồng hành giúp cho em có thể viết và vẽ đẹp hơn. Bút chì là dụng cụ cần thiết, vì em có thể tẩy đi bất cứ lúc nào, an toàn hơn bút máy rất nhiều. Chiếc bút chì màu xanh lá cây, hình trụ dài và có lõi chì ở bên trong. Đây là màu mà em thích nhất trong các màu, vì nó tạo nên sự nhẹ nhàng và năng động. Trên thân bút có dòng chữ màu sáng bạc. Nhìn tổng thể cây bút chì của em rất xinh xắn và đáng yêu. Em thích dùng bút chì vì đầu trên của bút có một đầu tẩy màu vàng nhạt, rất dễ sử dụng và còn tiện lợi nữa. Nếu như em viết sai thì có thể quay lại đầu này để dùng nó và tẩy, sau đó thì có thể viết tiếp. Một đầu là ngòi chì dùng để viết, bao giờ ngòi chì bị cùn đi thì em lại dùng gọt chì để gọt đi. Mỗi khi viết, cây bút chì lại nằm gọn trong lòng bàn tay em và em đưa từng đường nét một lên trang vở ô ly. Nét chì rất đều và mịn giúp hình thành từng đường chữ rõ ràng và mạch lạc.

Đây là chiếc bút chì mà em yêu thích nhất từ trước đến giờ. Em hứa sẽ cố gắng viết nên những trang vở ngay ngắn và đẹp nhất, để phát huy công dụng của chiếc bút chì này.

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương