Bài 2: Trung thực - SBT GDCD lớp 7
-
7074 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hiểu thế nào là trung thực?
Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay
thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Câu 2:
Theo em, đức tính trung thực có những biểu hiện nào ?
- Luôn bảo vệ lẽ phải, không ngại khó khăn hiểm nguy.
- Dám nhận lỗi của bản thân.
- Không bao che cho phạm nhân, những người có hành vi xấu trong xã hội.
- Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
Câu 3:
Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và đối với xã hội
Trung thực khiến người khác tin tưởng bạn hơn, bạn sẽ chiếm được
lòng tin tưởng của mọi người xung quanh, từ đó bạn sẽ được giao
phó những công việc quan trọng, có ý nghĩa trong cuộc sống.
Câu 6:
Hành vi nào sau đây thể hiện sự trung thực hoặc không trung thực?
Hành vi | Trung thực | Không trung thực |
A. Mẹ sai Hưng đi mua xà phòng. Còn thừa 2.000 đồng, nghĩ rằng tiền lẻ chắc mẹ không lấy lại, Hưng lấy đi chơi điện tử | ||
B. Trong giờ kiểm tra 1 tiết, có một câu hỏi mà Huy chưa ôn tập kĩ. Nhìn sang bạn bên cạnh, Huyđịnh chép bài của bạn nhưng cuối cùng Huy quyết định làm bài theo khả năng của mình. | ||
C. Bình chơi rất thân với Nam. Nam thường chép bài của Bình trong giờ kiểm tra. Khi các bạn trong lớp phê bình Nam, Bình cho rằng: Đã là bạn thân thì phải giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. | ||
D. Trong buổi đọc sách tại thư viện, Loan đọc được những thông tin về một “ngôi sao” ca nhạc mà mình hâm mộ. Nghĩ rằng: “Thư viện thì đầybáo mà chẳng của riêng ai, mình có lấy một tờ cũng chẳng sao”, Loan đút tờ báo vào cặp. |
Hành vi trung thực: B.
Hành vi không trung thực: A, C, D.
Câu 7:
Vốn nổi tiếng bán bánh chưng ngon, ngày Tết nhà bà Tân rất đắt hàng. Mới 9 giờ sáng 30 Tết, nhà bà đã hết bánh chưng để bán mà khách hỏi mua vẫn rất nhiều. Bà Tân chợt nảy ra ý định vào chợ mua bánh rồi mang về bán ở cửa hàng nhà mình vì bà cho rằng : “Cả năm có một ngày Tết - cơ hội kiếm tiền mà lại bỏ qua thì thật là dại”
Câu hỏi : Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của bà Tân không ? Vì sao?
Em không đồng tình với suy nghĩ của bà Tân. Trong khi bà Tân tạo
được niềm tin trong khách hàng (nấu bánh chưng ngon). Bây giờ bà
Tân lại đi mua bánh của nhà khác rồi bán lại cho khách hàng là
hành vi lừa dối khách hàng, đáng lên án.
Câu 8:
Trên đường đi học về, tình cờ Hoa nhìn thấy một chiếc ví, cầm lên xem thấy ở trong có rất nhiều tiền và giấy tờ quan trọng.
Câu hỏi:
1/ Theo em, Hoa có thể xử sự như thế nào trong tình huống ấy ?
2/ Nếu là Hoa, em chọn cách xử sự nào? Vì sao ?
1/ Trong tình huống này, Hoa có thể tìm danh tính người bị mất để trả
lại hoặc mang đến Uỷ ban nhân dân hoặc đồn công an nơi gần nhất để trả lại cho người mất.
2/ Em cũng hành động giống như Hoa vì như thế thể hiện tính trung thực của một học sinh.
Câu 9:
Trong lúc dọn nhà, Mi vô ý làm vỡ đôi tượng bằng sứ mà mẹ rất quý, Mi vô cùng lo lắng chưa biết phải nói với mẹ thế nào. Chợt Mi nghĩ: “Con mèo nhà mình thỉnh thoảng cũng làm vỡ đồ, mình sẽ nói là do mèo nhảy lên bàn làm vỡ tượng của mẹ”.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng tình với suy nghĩ của Mi không ? Vỉ sao ?
2/ Nếu là Mi, em sẽ xử sự như thế nào?
1/ Em không đồng tình với suy nghĩ của Mi. Bởi vì, đó là suy nghĩ không thành thật, lừa dối mẹ.
2/ Nếu em là Mi, em sẽ nói thành thật với mẹ, xin lỗi mẹ và sẽ cẩn thận hơn.
Câu 10:
Em hãy nêu một số biểu hiện của sự thiếu trung thực trong học sinh. Vì sao em cho những biểu hiện đó là thiếu trung thực ?
- Nói xấu bạn bè, lừa dối thầy cô.
- Không dám nhận lỗi khi vi phạm nội quy nhà trường.
- Quay cóp, xem bài của bạn bè...
Câu 11:
Theo em, vì sao mỗi chúng ta lại cần phải rèn luyện tính trung thực?
Trung thực là chìa khóa quan trọng giúp con người mở được cánh cửa
vào đời. Trung thực là nhân tố không thể thiếu, là nhân tố cơ bản nhất
để hình thành nhân cách của mỗi chúng ta. Nó cần thiết với tất cả mọi
người, đặc biệt là đối với mỗi cá nhân học sinh chúng ta - những người
đang đứng trước cánh cửa cuộc đời.
Câu 12:
Em cần phải làm gì để rèn luyện đức tính trung thực ?
Trước hết, về phía mỗi cá nhân chúng ta hãy chuẩn bị những kiến thức
vững vàng, tự tin vượt qua mọi kì thi, kì kiểm tra. Ta cũng hãy tập chấp
nhận, nhìn thẳng vào sự thật, có thất bại thì lần sau ta mới có thành công.
Câu 13:
Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Dũng không? Vì sao ?
Em đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Dũng. Mặc dù, Dũng không
làm được bài toán khó nhưng đã suy nghĩ rất kỹ, không tìm ra được
phương pháp giải. Tuy nhiên, Dũng đã rất trung thực trong học tập.
Dù biết còn 10 phút nữa là hết giờ nhưng cũng không chép bài của
Nhi. Dũng đã mạnh dạn nhận lỗi, đã không dấu dốt và tự hứa lần sau
sẽ làm bài được. Việc làm của Dũng thể hiện sự trung thực, nỗ lực, dám nhìn vào sự thật.