Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa - SBT GDCD lớp 7
-
7230 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy cho biết thế nào là gia đình văn hoá ? Lấy ví dụ về một số gia đình văn hoá ở địa phương em?
Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, làm
tốt nghĩa vụ công dân, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Câu 2:
Theo em, vì sao phải xây dựng gia đình văn hoá ?
Mỗi gia đình là mỗi cá thể của Xã hôi. Vậy nên, xây dựng được gia
đình văn hóa chính là xây dựng xã hội tốt đẹp.
Xây dựng gia đình văn hóa, chính là đào tạo con người, sống chuẩn mực,
yêu thương lẫn nhau. Đây là nhân tố hết sức cần thiết cho xã hội.
Một gia đình văn hóa, sẽ làm gương cho các gia đình khác, tạo hiệu
ứng để mọi gia đình khác phấn đấu, noi theo để có thể thành một cộng đồng văn hóa.
Xây dựng gia đình văn hóa còn là giữ gìn, phát huy tốt truyền thống
của gia đình, vùng miền, đất nước. Đây là một việc hết sức quan trọng trong công cuộc bảo vệ tổ quốc.
Câu 3:
Mỗi người cần phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá ?
Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận,
trách nhiệm của mình với gia đình, sống giản dị, không ham những
thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.
Câu 4:
Em hãy tự nhận xét việc góp phần xây dựng gia đình văn hoá của bản thân.
Em đã làm những việc để góp phần xây dựn gia đình văn hóa như:
Vâng lời ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em trai.
Cố gắng chăm ngoan học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Lễ phép, gọi dạ bảo vâng với những người lớn tuổi hơn.
Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa.
Câu 6:
Theo em, làm những công việc trong gia đình là bổn phận của ai ?
Đáp án đúng là: C
Câu 7:
Ngọc muốn đi học vẽ vào một số buổi chiều trong tuần, nhưng cha mẹ Ngọc không đồng ý vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập văn hoá của Ngọc.
Câu hỏi :
Theo em, Ngọc nên làm gì trong tình huống đó ?
(Chọn một trong các phương án)
A. Làm theo lời cha mẹ, không đi học vẽ mặc dù trong lòng không thoải mái.
B. Tranh luận với cha mẹ về ích lợi của việc học vẽ.
C. Vẫn đi học vẽ nhưng giấu không để cha mẹ biết.
D. Tìm lúc thích hợp giải thích cho cha mẹ hiểu và đồng ý cho mình đi học vẽ.
Theo em trong tình huống này, Ngọc nên chọn cách ứng xử là: D
Câu 8:
Nhiều lần sang nhà Tú chơi, Hồng thấy Tú đang làm việc nhà, khi thì băm bèo, cho lợn ăn, khi thì cọ rửa nồi soong, quét sân... Hồng nói với Tú : “Chúng mình là học sinh, nhiệm vụ của chúng mình là học cho giỏi ; học xong, chúng mình phải vui chơi cho khoẻ chứ, việc gì phải làm nhiều như cậu !”.
Câu hỏi :
1/Em có tán thành ý kiến của Hồng không? Vì sao ?
2/ Em sẽ góp ý cho Hồng như thế nào ?
1/ Em không đồng ý với Hồng vì con cái ngoài việc học tập cũng
phải lao động giúp đỡ cha mẹ để góp phần xây dựng gia đình văn hoá.
2/ Em sẽ khuyên Hồng không nên suy nghĩ như vậy. Sau đó, khuyên
Hồng nên biết cách giúp đỡ bố mẹ, san sẻ vất vả, công việc với bố mẹ.
Câu 9:
Thuỷ là con út trong một gia đình công nhân, có cuộc sống tương đối ổn định. Tuy nhiên Thuỷ không bằng lòng với cuộc sống hiện tại của gia đình, thèm khát cuộc sống giàu có, nhà cao cửa rộng, đồ đạc sang trọng, quần áo đúng mốt và chê bố mẹ là nghèo khổ, cổ lỗ. Thuỷ hay so sánh nhà mình với nhà các bạn giàu có trong lớp và ca tụng sự giàu sang của gia đình các bạn đó ngay trước mặt cha mẹ làm cha mẹ Thuỷ rất buồn.
Câu hỏi :
1/ Em có tán thành suy nghĩ và hành vi của Thuỷ không ? Vì sao?
2/ Nếu là bạn của Thuỷ, em sẽ góp ý cho Thuỷ như thế nào ?
1/ Em không đồng tình với suy nghĩ và hành vi của Thủy. Bởi vì,
Thủy suy nghĩ như vậy là phụ bạc và bất hiếu với cha mẹ. Thủy nên
hài lòng với cuộc sống hiện tại và cố gắng giúp đỡ bố mẹ.
2/ Nếu em là bạn bè của Thủy, em sẽ khuyên Thủy nên suy nghĩ tích
cực hơn, biết cách giúp đỡ bố mẹ để gia đình được tốt hơn.
Câu 10:
Mẹ của Linh là một công nhân môi trường đô thị, chuyên cắt tỉa cây cảnh đường phố. Mặc dù rất yêu quý và kính trọng mẹ, nhưng không hiểu sao Linh cứ cảm thấy xấu hổ thế nào ấy, không muốn cho bạn bè biết nghề nghiệp của mẹ. Linh cứ ao ước giá mà mẹ mình có một nghề nghiệp đáng tự hào như bố mẹ các bạn khác. Linh luôn lẩn tránh không gặp mẹ ở ngoài đường, sợ bạn bè tình cờ bắt gặp. Ngay cả khi vô tình nhìn thấy mẹ đang lúi húi tỉa cây, Linh cũng cố tình quay xe tìm đường khác.
Câu hỏi:
Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về Linh và tự đặt mình vào vị trí của Linh để có cách ứng xử đúng đắn.
Suy nghĩ của Linh là không đúng bởi vì Linh đã coi thường nghề nghiệp
cao quý của bố mẹ mình. Nếu đặt vào vị trí của Linh em sẽ tự hào về nghề
của mẹ mình, sẽ cố gắng học thật tốt và giúp đỡ mẹ công việc nhà.
Câu 11:
Thanh là học sinh trong làng đi học trường huyện. Ngày nào cũng phải đạp xe hàng chục cây số đến trường, nhưng Thanh học rất khá. Bố mẹ rất tự hào về Thanh, cả làng khen ngợi Thanh. Lớp Thanh học toàn con nhà khá giả ở thị trấn, chỉ mỗi mình nó có chiếc xe đạp cà khổ mà các bạn cùng lớp gọi là “lão xe” vì nó đã tróc sơn từng mảng, trông nham nhở. Thanh thấy xấu hổ mỗi lần nhìn chiếc xe tróc sơn, nan hoa vừa to vừa thô đặt cạnh những chiếc mini Nhật, những chiếc xe địa hình đẹp đẽ. Thanh xin bố mẹ mua cho nó xe mới nhưng mẹ bảo nhà mình chưa có tiền, bao giờ tích cóp đủ mẹ sẽ mua cho. Thanh cho rằng bố mẹ không thương mình và giận bố mẹ làm bố mẹ rất buồn phiền, không khí trong gia đình căng thẳng.
Câu hỏi:
1/ Vì sao Thanh lại giận bố mẹ?
2/ Em có đồng tình với việc làm của Thanh không ? Vì sao ?
3/ Theo em, Thanh phải làm gì để lấy lại không khí hoà thuận trong gia đình và niềm tin yêu, tự hào của bố mẹ ?
1/ Thanh giận bố mẹ vì không mua xe cho mình.
2/ Em không đồng tình với Thanh vì như vậy là Thanh không
thương bố mẹ, không làm tốt bổn phận làm con.
3/ Trước tiên Thanh cần xin lỗi bố mẹ, suy nghĩ tích cực lại
và sắp xếp thời gian để ngoài việc học còn giúp đỡ bố mẹ.
Câu 12:
Em hãy lập kế hoạch tham gia xây dựng gia đình văn hoá của bản thân theo gợi ý:
- Liệt kê tên những công việc chính của gia đình em.
- Những việc mà em có thể làm để góp phần xây dựng gia đình văn hoá.
+ Chăm ngoan, học giỏi.
+ Kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em.
+ Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh
+ Không làm điều gì tốn hại đến danh dự gia đình.
+ Tham gia bàn bạc, sinh hoạt gia đình.
+ Cùng bố, mẹ vào bếp nấu ăn, dọng dẹp nhà cửa.
Câu 13:
1/ Gia đình thầy Lê Kiến Trúc là một gia đình như thế nào ?
2/ Những yếu tố nào đã giúp thầy Trúc xây dựng được gia đình văn hoá tiêu biểu?
1/ Gia đình thầy Lê Kiến Trúc là một gia đình văn hóa tiêu biểu tại tỉnh Vĩnh Long.
Thầy và cô đều là những tấm gương văn hóa toàn diện. Thầy cô vừa phấn đấu xây
dựng hình ảnh đẹp trong cả nhà trường mà còn cả với xã hội.
2/ Thầy có nghị lực sống, tình cảm yêu thương hết mực là yếu tố quan trọng nhất
giúp thầy Trúc xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu. Bên cạnh đó còn luôn luôn
phán đấu không ngừng để xây dựng cuộc sống hòa thuận hơn.