Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SBT GDCD lớp 7
-
7076 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thế nào là môi trường? Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người,
ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con
người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người.
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con
người có thể khai thác chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống con người
( rừng cây, động vật, thực vật quý hiếm, mỏ khoáng sản, nguồn nước, dầu khí )
Câu 2:
Hãy kể tên các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Yếu tố của môi trường: Đất, nước, không khí...
Tài nguyên thiên nhiên như: Rừng cây, muối biển, dầu khí, nước ngọt...
Câu 3:
Nêu một số ví dụ về ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
Nước thải từ nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, thải ra sông Thị Vải
làm chết nhiều cá và các loài thủy sinh khác
Kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè trước đây thường xuyên bị người dân xung
quanh vứt rác xuống dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng và bị tắc dòng chảy
Bãi rác Đông Thạnh, Hóc Môn sau nhiều năm chôn lấp đã làm ảnh hưởng
đến đến nguồn nước ngầm của các khu vực lân cận.
Câu 4:
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với sức khoẻ và đời sống vật chất, tinh thần của con người?
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc
sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con
người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của
thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Câu 5:
Pháp luật nước ta quy định như thế nào về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Môi trường, tài nguyên thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng
với cuộc sống của con người. Vì vậy chúng ta cần tích cực bảo vệ
môi trường, tài nguyên. Biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất là thực hiện
tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên.
Câu 6:
Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là bảo vệ môi trường đầy đủ nhất ?
Đáp án đúng là: B
Câu 7:
Những hành vi nào sau đây là không bảo vệ môi trường ?
A. Đổ mọi loại nước thải xuống sông, hồ.
B. Làm vệ sinh nhà ở của mình, vệ sinh khu dân cư và nơi công cộng.
C. Quét dọn nhà ở của mình và hất ra đường đi trước cửa.
D. Săn bắt động vật quý hiếm trong rừng sâu.
E. Tự ý ngắt hoa trong công viên.
Đáp án đúng là: A, C, D, E.
Câu 8:
Những hành vi nào sau đây là bảo vệ môi trường và những hành vi nào là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?
Hành vi |
Bảo vệ môi trường | Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường |
A. Dùng chất nổ đánh bắt cá | ||
B. Buôn bán động vật rừng quý, hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên. | ||
C. Xả chất thải nhà máy vào nơi quy định | ||
D. Đổ chất thải công nghiệp chưa qua xử lí vào nguồn nước sông | ||
E. Tự tiện chặt gỗ trong vườn quốc gia | ||
G. Trồng cây trên đồi trọc | ||
H. Săn, bắn, bẫy, bắt động vật quý hiếm trong vườn quốc gia để bán. | ||
I. Quét dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ |
Hành vi bảo vệ môi trường là: C, G, I
Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là: A, B, D, E, H
Câu 9:
Ghép mồi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I để được một câu đúng.
I |
II |
A. Môi trường bao gồm toàn bộ những rừng cây, đồi, núi, sông đã có sẵn trong tự nhiên | 1. tạo cho con người phương tiện vật chất để sinh sống và phát triển về mặt tinh thần. |
B. Tài nguyên thiên nhiên là của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên | 2. là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp ; khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. |
C. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 3. hoặc nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, khói, chất thải do con người tạo ra. |
4. mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cho cuộc sống của mình. |
Thứ tự nối là: 3 - A ; 4 - B; 2 – C
Câu 10:
Bố con ông Quốc là thợ sửa xe đạp, xe máy. Mỗi khi có chậu nước bẩn, đầy dầu mỡ là ông Quốc lại đổ ngay xuống dòng sông bên cạnh. Đôi lần, Hoàng nói với bố là không nên đổ nước như thế, vì sẽ gây ô nhiễm dòng sông quê mình. Ông Quốc nói: “Sông chảy liên tục thế, đổ nước bẩn xuống sông là nó lại trôi đi ngay thôi, sao mà ô nhiễm được !”.
Câu hỏi:
Em đồng ý với ý kiến của ai trong hai ý kiến trên ? Giải thích vì sao.
Đổ nước bẩn xuống sông làm bẩn nguồn nước sông, gây ô nhiễm môi trường.
Hành vi này vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm pháp luật.
Câu 11:
Xã H được huyện giao cho quản lí, chăm sóc một khu rừng đầu nguồn rộng hàng trăm héc-ta. Khu rừng này vừa là tài sản quốc gia, vừa có tác dụng ngăn ngừa lũ, bảo vệ cho nhà cửa và đồng ruộng của nhân dân trong xã. Trong rừng có rất nhiều cây gỗ quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác. Vậy mà, Uỷ ban nhân dân xã lại tổ chức cho một số người chặt nhiều cây gỗ quý để bán lấy tiền xây dựng trụ sở Ủy ban và chia nhau làm giàu.
Câu hỏi:
Uỷ ban nhân dân xã có quyền tự tổ chức khai thác gổ trong khu rừng mà huyện giao cho quản lí không ? Việc làm này là đúng hay vi phạm pháp luật ?
Uỷ ban nhân dân xã được giao trách nhiệm quản lí rừng, nhưng đã làm
trái là tổ chức khai thác gỗ trong rừng. Việc làm này là vi phạm pháp luật.
Câu 12:
Gần nhà Hưng có gia đình ông T chuyên buôn bán động vật rừng hoang dã, quý hiếm vào ban đêm. Người ta chở đến và đem đi đã bao nhiêu lần rồi. Cả bố mẹ Hưng cũng biết. Đã mấy lần Hưng định báo cho các chú kiểm lâm, nhưng rồi lại thôi. Bố mẹ cũng khuyên Hưng không nên nói với ai. Thế nhưng, Hưng cứ day dứt không yên : Liệu mình làm ngơ như thế có được không ?
Câu hỏi:
1/ Theo em, cách xử sự của Hưng và bố mẹ Hưng như vậy có vi phạm pháp luật không ? Vì sao ?
2/ Nếu ở vào trường họp như thế, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?
1/ Hưng và bố mẹ không báo cho cơ quan kiểm lâm hoặc
Ưỷ nhân dân xã nên cách xử sự như vậy là sai.
2/ Nếu là em, em sẽ báo ngay cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn và xử lí hành vi đó.
Câu 13:
Em đã chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên chưa? Hãy kể lại trường hợp đó, nếu có.
Em đã chứng kiến nhiều hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên. Như: đổ rác thải xuống sông
của người dân; ăn thịt động vật sách đỏ ở nhà hàng...
Câu 14:
Khi gặp những hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên, em cần phải làm gì để thực hiện trách nhiệm công dân ?
- Em sẽ khuyên ngăn những người ấy, giải thích cho họ thấy
hành vi của họ là không tốt, đáng lên án.
- Nếu không được, em báo cáo với chính quyền địa phương, tố cáo hành vi ấy.
Câu 15:
Hãy kể về việc em đã làm để tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.
- Thu gom, chế tạo rác thải.
- Báo cho cơ quan nhà nước hành vi xả chất thải.
- Trồng cây, dọn vệ sinh làng xóm.
Câu 16:
1/ Câu chuyện trên cho thấy những ai là người có ý thức bảo vệ môi trường ? Ý thức ấy được thể hiện như thế nào?
2/ Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?
1/ Ông Tiến và bé Tùng có ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể là: đổ rác tại
bãi rác của xã, khuyên mẹ mua quạt về quạt than.
2/ Em sẽ đổ rác đúng nơi quy định, em sẽ tuyên truyền, giải thích và
thuyết phục những người xung quanh cùng thực hiện.