Chủ nhật, 12/05/2024
IMG-LOGO

Bài 6: Tôn sư trọng đạo - SBT GDCD lớp 7

  • 5898 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo ?

Xem đáp án

Tôn sư trọng đạo có nghĩa là biết tôn quý hình ảnh người thầy

và đạo học của dân tộc ta. Đồng thời biết đề cao và thực hiện đạo

lí ở đời. Bởi mục đích của giáo dục là làm cho con người hiểu rõ

chân lí, lẽ phải ở đời. Từ đó thực hành đạo lí ấy, đêm đến những

điều hữu ích và thiết thực trong cuộc sống này.


Câu 2:

Câu 2 trang 21 SBT GDCD 7: Hãy nêu một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo và một số biểu hiện trái với tôn sư trọng đạo trong cuộc sống.

Xem đáp án

* Biểu hiện của tôn sư trọng đạo

- Lễ phép với thầy, cô giáo.

- Ra vào lớp xin phép.

- Làm bài tập và học bài đầy đủ.

- Thực hiện tốt nội quy của trường, lớp đề ra.

* Biểu hiện trái với tôn sư trọng đạo

- Không làm bài tập và học bài cũ.

- Sử dụng tài liệu, quay cóp trong khi làm bài.

- Không thực hiện đúng nội qui nhà trường đề ra.


Câu 3:

Câu 3 trang 21 SBT GDCD 7: Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn thầy cô giáo ? Học sinh phải làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo ?

Xem đáp án

Tôn sư là tinh thần tôn trọng, kính trọng...những Thầy Cô đã dạy dỗ chúng ta,

những người đã dành hết tâm huyết của cả đời người để truyền đạt kiến thức,

kinh nghiệm sống, lẽ phải ở đời...cho chúng ta. Đạo là con đường, con đường

đi tới hoàn thiện nhân cách, sống theo các chuẩn mực đạo đức xã hội,

thái độ ứng xử, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp...


Câu 4:

Câu 4 trang 21 SBT GDCD 7: Em hãy nhận xét việc thực hiện bổn phận đối với thầy cô giáo của bản thân và của bạn bè.

Xem đáp án

Thực hiện bổn phận đối với thầy cô giáo của bản thân và bạn bè là tốt:

bọn em gặp thầy cô giáo đều khoanh tay cúi chào. Hàng năm, ngày 20-11

bọn em đều mua hoa tặng cô. Hơn trên hết bọn em đều nghe lời thầy cô,

làm bài tập cô giao đầy đủ và chăm chỉ.


Câu 5:

Câu 5 trang 21 SBT GDCD 7: Theo em, thái độ hoặc việc làm nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 8:

Nhân ngày 20 - 11, cả lớp tổ chức đi chơi xa một chuyến. Lớp trưởng đề nghị mời cả cô giáo chủ nhiệm đi cùng nhưng các bạn trong lớp không đồng ý vì cho rằng có cô đi cùng mọi người sẽ không được thoải mái tự nhiên, như thế sẽ mất vui.

Câu hỏi :

1/ Theo em các bạn nghĩ như vậy có đúng không ? Vì sao ?

2/ Nếu em là lớp trưởng, em sẽ hành động như thế nào ?

Xem đáp án

1/ Theo em các bạn nghĩ như vậy là sai, cần phải phê phán vì theo em

nghĩ có cô giáo đi vừa đảm bảo an toàn, vừa gắn kết tình cảm cô – trò.

2/ Nếu em là lớp trưởng thì em sẽ khuyên các bạn là nên mời thêm cô

giáo đi nữa, có cô giáo đi mọi người sẽ gắn bó với nhau hơn, tình nghĩa

cô giáo và học sinh cũng nâng cao hơn, thể hiện được sự kính trọng đối với thầy cô giáo.


Câu 13:

Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về công ơn của thầy cô giáo, về sự kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

Xem đáp án

- Dốt nát tìm thầy, bóng bảy tìm chợ.

- Không thầy đố mày làm nên.

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

- Có thờ thầy mới được làm thầy.

- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.

- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.

- Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dốt.


Câu 14:

1/ Lòng kính trọng và biết ơn thầy giáo cũ của người ông trong truyện trên thể hiện như thế nào ?

2/ Hãy phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện trên.

Xem đáp án

1/ Tác giả đi thăm thầy giáo cũ, người ông đã chọn những trái cam ngon

nhất, căng mọng, tròn to, ánh lên màu vàng tươi. Trước khi đi, ông ăn

mặc chỉnh tề cùng người cháu đến nhà người thầy giáo. Khi đến nơi,

ông thắp hương, nhìn di ảnh của thầy giáo và ngỏ ý phục hồi ảnh vì

ảnh đã bị ố vàng, cũ kỹ. Trên đường về kể lại cho cháu nghe công ơn dưỡng dục của thầy giáo Bình.

2/ Tình cảm sâu sắc của tác giả giúp em càng biết ơn sâu sắc thầy cô

giáo em, người đã hàng ngày dạy cho em con chữ, con số. Em sẽ cố

gắng học tập hơn nữa để không phụ lòng công ơn của thầy cô.


Bắt đầu thi ngay