Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SBT GDCD lớp 7
-
7416 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.
* Giống nhau:
Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan giống nhau ở chỗ đều là những
niềm tin của con người gửi gấm vào các đối tượng siêu hình.
* Khác nhau:
- Tôn giáo là niềm tin vào đối tượng siêu hình, mà những người cùng
niềm tin này đã quy tụ lại thành tổ chức, có nhiệm vụ truyền giáo,
có giáo luật chặt chẽ...Ví dụ: tôn giáo Cao đài.
- Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành
tổ chức, chưa có người truyến giáo, chưa có giáo luật...Ví dụ: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội, cực đoan,
kỳ dị vào các đối tượng siêu hình. Ví dụ: niềm tin có ma.
Câu 2:
Hãy kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.
Đạo Thiên Chúa.
Đạo Phật.
Đạo Cao Đài.
Đạo Tin Lành.
Câu 3:
Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ?
Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo có nghĩa là: công dân có quyền theo
hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín
ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa,hoặc bỏ để theo
tín ngưỡng ,tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hay cản trở.
Câu 4:
Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ?
Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân.
Đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật.
Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc.
Tuyên truyền giáo dục chống mê tín dị đoan, chống lợi dụng
tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu.
Chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ đồng bào theo đạo
xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí...
Câu 5:
Hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng nhất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ?
Đáp án đúng là: C
Câu 6:
Những hành vi nào dưới đây là thực hiện không đúng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ?
A. Cản trở người khác theo tôn giáo mới.
B. Ép buộc người khác theo tôn giáo mà minh đang theo.
C. Tham gia các lễ hội của tôn giáo mình
D. Bỏ tôn giáo này để theo một tôn giáo khác.
E. Vận động đồng bào thuộc tôn giáo mình tham gia phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
Đáp án đúng là: A, B
Câu 7:
Những hành vi nào sau đây là mê tín dị đoan ?
A. Đi lễ đền, chùa vào những ngày đầu năm.
B. Chữa bệnh bằng phù phép.
C. Đi dự các lễ hội ở địa phương mình và nơi khác.
D. Làm việc gì cũng tin vào may rủi, không tin vào khả năng của mình.
Đáp án đúng là: B, D
Câu 8:
Ghép mỗi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I để được một câu đúng.
I |
II |
A. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào ; | 1. và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. |
B. Không ai được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo | 2. và phải tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ. |
C. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, | 3. theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. |
D. Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác | 4. người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở. |
Thứ tự nối là: 4 - A ; 1 - B; 3 - C ; 2 – D
Câu 9:
Anh Tuấn theo đạo Tin Lành, còn chị Hương thì theo đạo Thiên Chúa. Hai anh chị có ý định kết hôn với nhau vào mùa thu năm nay. Nhưng bố mẹ chị Hương đã ngăn cản vì cho rằng, hai người thuộc hai tôn giáo khác nhau thì không thể kết hôn với nhau được. Thế nhưng chị Hương vẫn quyết định kết hôn với anh Tuấn.
Câu hỏi:
1/ Hành vi ngăn cản của bố mẹ chị Hương có vi phạm pháp luật không ? Vì sao?
2/ Theo em, quyết định của chị Hương như vậy có đúng pháp luật không? Chị Hương có thể làm gì để thực hiện được quyết định của mình ?
1/ Hành vi ngăn cản của bố mẹ chị Hương đã vi phạm pháp luật.
bởi vì theo quyền bình đẳng về tôn giáo, công dân có quyền kết hôn với người ở bất kì tôn giáo nào.
2/ Quyết định của chị Hương là đúng pháp luật. Chị Hương có thể giải
thích cho bố mẹ hiểu và nhờ sự can thiệp của pháp luật.
Câu 10:
Cứ vào ngày mùng một và ngày rằm mỗi tháng là mẹ Hà lại thắp hương cúng khấn ông bà, tổ tiên. Hơn thế nữa, hằng tháng mẹ và mấy cô bạn cùng cơ quan lại rủ nhau đi lễ chùa. Thấy vậy, Hà cho rằng việc làm của mẹ là mê tín dị đoan.
Câu hỏi:
Em có đồng ý với suy nghĩ của Hà không ? Vì sao ?
Em không đồng tình với suy nghĩ của Hà. Bởi vì, việc thắp hương và đi lễ
chùa không phải mê tín mà nó là nét đẹp trong văn hóa của người Việt.
Câu 11:
Nhân dân ở xã X thuộc ba tôn giáo cùng sinh sống. Đã từ bao thế hệ, đồng bào các tôn giáo sống thân ái, đoàn kết, cùng chung sức xây dựng quê hương mình. Thế nhưng gần đây, có một vài người lại nói các tôn giáo khác nhau về quan điểm, về lễ nghi và về quyền lợi thì không thể đoàn kết được. Cứ thế, họ đã kích động gây chia rẽ đồng bào giữa ba tôn giáo nên đã có một số xích mích đáng tiếc xảy ra.
Câu hỏi:
1/ Em có suy nghĩ gì về tình đoàn kết giữa các tôn giáo ?
2/ Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào về thực hiện quyền tự do tôn giáo ?
1/ Tình đoàn kết giữa các tôn giáo là rất quan trọng, giúp các thành
viên sống hòa thuận, sống tốt đời đẹp đạo.
2/ Những người kích động gây chia rẽ tôn giáo là vi phạm pháp luật,
trái với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đoàn kết tôn giáo, phải bị xử lí thích đáng.
Câu 12:
Em hãy tìm hiểu và nêu một số biểu hiện mê tín dị đoan và biểu hiện không thực hiện đúng quyền tự do tôn giáo.
Một số biểu hiện mê tín dị đoan và biểu hiện không thực hiện đúng quyền
tự do tôn giáo: xem bói, truyền bá kêu gọi chống phá nhà nước, tổ chức buôn thần bán thánh...
Câu 13:
Khi biết có người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm việc xấu, em sẽ làm gì? Hãy nêu cách xử lí của em?
Em sẽ không tham gia, không để mình bị dụ dỗ, lôi kéo.
Em sẽ báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí.
Câu 14:
Nhân dân thôn Văn Tứ Tây đã thực hiện quyền tự do tôn giáo như thế nào? Điều đó có lợi gì cho giáo dân ?
Nhiều người dân Văn Tứ Tây đã tự nguyện phá bỏ vườn, hiến đất cho địa
phương làm các công trình dân sinh. Việc tuyên truyền, giáo dục cho thế
hệ thanh, thiếu niên trong thôn biết giữ gìn giáo luật và chấp hành nghiêm
pháp luật của Nhà nước luôn được chính quyền và Hội đồng giáo xứ quan tâm.
Từ những việc làm trên nên trên địa bàn giáo xứ không xảy ra tình trạng
trộm cắp, gây gổ đánh nhau hay các tệ nạn tiêu cực.