Bài 3: Tự trọng - SBT GDCD lớp 7
-
7422 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hiểu thế nào là tự trọng?
Tự trọng có thể được hiểu là danh dự và nhân phẩm của mỗi con người.
Người có lòng tự trọng là người luôn biết xấu hổ trước những hành động sai
lầm của bản thân. Lòng tự trọng là một chuẩn mực là một thước đo
để con người có thể sống đúng đắn hơn.
Câu 2:
Em hãy nêu biểu hiện của lòng tự trọng?
+ Biết giữ lời hứa.
+ Biết giữ chữ tín.
+ Biết nhận lỗi.
+ Tự giác hoàn thành công việc không để ai nhắc nhở, chê trách.
Câu 3:
Theo em, lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
Lòng tự trọng là chuẩn mực để chúng ta có thể nhìn nhận lại bản thân mình,
nó mang ý nghĩa to lớn giúp chúng ta nhìn nhận bản thân của mình trong mối
quan hệ với người khác, lòng tự trọng giúp chúng ta có những suy nghĩ tích
cực hơn, làm những điều mà lương tâm mách bảo.
Câu 6:
Nối mỗi hành vi ở cột II sao cho tương ứng với phẩm chất ở cột I.
I | II |
A. Sống giản dị | 1. Nói thật với bố mẹ khi bị điểm kém |
B. Tự trọng | 2. Học thuộc bài để không bị điểm kém |
C. Trung thực | 3. Nói năng ngắn gọn, dễ hiểu |
4. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn |
Nối các cột I với II theo thứ tự sau: A – 3, B – 2, C – 1
Câu 7:
Thuỷ hay đi đổ rác muộn, vì Thuỷ nghĩ đổ rác muộn thì không cần phải đúng nơi quy định. Một buổi tối, đúng lúc chuẩn bị vứt túi rác dưới gốc cây thì có một bác lớn tuổi nhìn thấy và nhắc : “Cháu phải vứt rác đúng nơi, đúng chỗ, chứ vứt lung tung thế này vừa ô nhiễm môi trường mà các cô lao công lại thêm vất vả”. Thuỷ “vâng” rất to, nhưng khi bác ấy vừa đi khỏi Thuỷ vẫn để túi rác dưới gốc cây như mọi ngày.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng tình với việc làm của Thuỷ không? Vì sao?
2/ Nếu là Thuỷ, em sẽ hành động như thế nào?
1/ Em không đồng tình với việc làm của Thủy. Đây là hành vi thiếu
tự trọng, không tôn trọng chính mình và những người lao động vất
vả. Gây ô nhiễm môi trường sống và tạo thành thói quen xấu.
2/ Nếu em là Thủy, em sẽ sắp xếp thời gian đổ rác đúng giờ và để rác đúng nơi quy định.
Câu 8:
Hoa và Lan chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát để chọn đội tuyển đi thi có một câu hỏi Lan không làm được. Thấy vậy, Hoa đưa bài của mình cho Lan xem nhưng Lan vẫn ngồi im, không nhìn sang bài của Hoa. Hoa rất giận và cho rằng Lan đã phụ sự giúp đỡ của mình.
Câu hỏi :
1/ Theo em, việc làm của Lan là đúng hay sai ? Vì sao ?
2/ Nếu là Lan, em sẽ nói với Hoa thế nào để bạn hiểu và không giận mình?
1/ Theo em, việc làm của Lan là hoàn toàn đúng. Điều đó thể hiện sự
tự trọng của Lan, không vì điểm số mà mất đi sự tự trọng của mình, không dối trá.
2/ Nếu em là Lan em sẽ nói lời cảm ơn Hoa, nhưng Lan muốn
tự mình cố gắng để đạt được kết quả tốt như Hoa.
Câu 9:
Trong Ban chỉ huy Liên đội, Thảo được giao nhiệm vụ phụ trách việc phát thanh. Một hôm, vì gia đình có việc bận đột xuất, Thảo phải nghỉ học mà không bàn giao công việc cho bạn khác được. Thảo rất lo lắng vì nghĩ rằng như vậy mình không hoàn thành nhiệm vụ. Chợt Thảo nghĩ ra một cách và gọi điện cho bạn Liên đội trưởng nói tên bài viết và số báo có bài định phát thanh để nhờ đọc giúp.
Câu hỏi :
1/ Trong tình huống trên, bạn Thảo có thể có những cách xử sự nào ?
2/ Theo em, vì sao Thảo lại chọn cách xử sự như vậy?
1/ Trong tình huống trên bạn Thảo có nhiều cách xử sự như:
Thông báo rằng mình bị ốm cho thầy cô để nhờ sự giúp đỡ, bàn giao công việc cho các Đội viên...
2/ Thảo lựa chọn các cách ứng xử như vậy là đúng và hợp lí.
Bởi vì, dù Thảo ốm nhưng cũng không vì thế mà làm ảnh hưởng đến tập thể.
Câu 10:
Chị Oanh có con gái đang bị lên thuỷ đậu. Có người mách lấy cỏ chân vịt đun nước tắm sẽ không để lại sẹo. Chị đến cơ quan nhờ mọi người mua giúp, chị Hải cùng phòng liền nhận lời. Mấy hôm sau, chị Oanh vẫn không thấy chị Hải mua hộ mình, hỏi thì chị Hải bảo quên chưa mua. Sau đó vẫn không thấy chị Hải mua hộ, chị Oanh phải nhờ người khác.
Câu hỏi :
Em có đồng tình với cách xử sự của chị Hải không ? Vì sao ?
Cách xử sự của chị Hải là biểu hiện thiếu lòng tự trọng,
vì không giữ đúng lời hứa với người khác.
Câu 11:
Em hiểu thế nào vé câu tục ngữ : "Đói cho sạch, rách cho thơm" ?
Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa
đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều
khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.
Cha ông ta có câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng
nhằm nhắn nhủ điều này đối với mọi người. Sống đẹp, sống đúng
là cách sống mà chúng ta cần vươn tới.
Đối với những người trẻ, đừng để bị cuốn vào vòng quay của xã
hội mà đánh mất đi cái tốt đẹp của bản thân mình
Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi
người. Giúp chúng ta sống tốt, sống đẹp, sống hạnh phúc hơn, trở thành người có ích cho xã hội.
Câu 12:
Em hãy nêu một số biểu hiện thiếu tự trọng mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày.
Làm việc nề nếp và từ giác không cần ai nhắc nhở.
Không gian lận trong thi cử .
Đã được người khác phê bình góp ý thì cần mau chóng sửa chữa .
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với cộng đồng tập thể
(học sinh đi học .phải học bài và soạn bài trước ở nhà) .
Tôn trọng pháp luật và kỉ luật .
Kính trên nhường dưới.
Câu 13:
1/ Những chi tiết nào trong câu chuyện nói lên lòng tự trọng của người con trai?
2/ Em học được điều gì qua câu chuyện trên ?
1/ Những chi tiết trong câu chuyện nói lên lòng tự trọng của người con trai:
Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ
vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học
Cậu con trai hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải? Chúng tôi không gọi thêm thịt bò”
Mãi khi người phục vụ đi thu dọn bát, chúng tôi bỗng nghe anh ta
kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy
xếp gọn, vừa đúng giá tiễn của một tô thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng.
2/ Lòng tự trọng của anh con trai thật cao cả: Dù nhà nghèo, không
có tiền nhưng khi được tặng bát thịt bò, anh con trai vẫn trả đủ
số tiền của bát thị bò trên bảng giá của cửa hàng.