Giải SBT Lịch sử 9 Phần 1 Chương 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay
Giải SBT Bài 8: Nước Mĩ
-
1307 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ giàu lên nhanh chóng là do nguyên nhân chủ yếu sau :
Đáp án C
Câu 4:
Trong công cuộc chinh phục vũ trụ, Mĩ là nước đầu tiên đưa con người lên mặt trăng vào năm
Đáp án D
Câu 6:
Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam diễn ra trong những năm
Đáp án B
Câu 7:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm
Đáp án A
Câu 8:
Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau
1. [ ] Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên chiếm vị trí tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
2. [ ] Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
3. [ ] sự chệnh lệnh giữa giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư- tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây lên sự không ổn định về kinh tế ở Mĩ.
4. [ ] Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ, vượt Mĩ về kinh tế.
5. [ ] Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục từ năm 1991 đến năm 2000 và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học – kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ ráo riết chuẩn bị nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “Đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.
Đúng 1, 2, 5
Sai 3, 4.
Câu 9:
Hãy nối thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp về cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật của Mĩ.
A- Các lĩnh vực | B- Phát minh sáng chế | |
1. Các công cụ sản xuất mới | a, Tên lửa, máy bay tàng hình, vũ khí hạt nhân | |
2. Các nguồn năng lượng mới | b, Lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng (7-1969) | |
3. Những vật liệu mới | c, Nguyên tử, năng lượng mặt trời, sức gió | |
4. Chinh phục vũ trụ | d, Sáng chế máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động | |
5. Sản xuất các loại vũ khí hiện đại | e, Vật liệu tổng hợp, chất dẻo |
Nối 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a
Câu 10:
Những ý dưới đây, ý nào thuộc chính sách đối nội, ý nào thuộc chính sách đối ngoại của Mĩ
1. Mĩ ban hành hàng loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng Sản Mĩ hoạt động
2. Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc
3. Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu“ nhằm chống phá các nước XHCN
4. Chống phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.
5. Mĩ tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ.
6. Lập các khối quân sự, gây ra nhiều cuộc chiên tranh xâm lược.
Chính sách đối nội: 1, 2, 4
Chính sách đối ngoại : 3, 5, 6
Câu 11:
Hãy nêu tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai ?
Bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản.
Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948) ; sàn lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại, nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới, về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
Trong những thập niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974.
Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm như :
1. Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
2. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
3. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
4. Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ.
Câu 12:
Vì sao nền kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng suy thoái tương đối?
Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh). Ví dụ, những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực sẽ bất đồng về nguyên nhân của chu kỳ kinh tế, nhưng sẽ thống nhất cao rằng các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn "tăng trưởng" hoặc lạm phát. Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế không phải là nguyên nhân chủ yếu; nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Mỹ là bởi quản lý tiền tệ yếu kém.
Câu 13:
Nước Mĩ đã đạt được những thành tựu nổi bật như thế nào trong lĩnh vực khoa học- kĩ thuật từ năm 1945 đến nay ?
Trải qua nửa thế kỉ, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã đạt được những tiến bộ phi thường tạo nên một bước "Đại nhảy vọt". Có thể khái quát bằng những lĩnh vực sau đây:
Một là, trong lĩnh vực khoa học cơ bản đã đạt được những phát minh to lớn trong Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học. Dựa vào những phát minh to lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình.
Hai là, những phát minh to lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
Ba là, trong tình trạng các nguồn năng lượng thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, con người đã tìm ra được những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng mặt trời,... trong đó năng lượng nguyên tử ngày càng được phổ biến và được sử dụng rộng rãi.
Bốn là, sáng chế ra những vật liệu mới trong tình hình các vật liệu tự nhiên đang cạn dần trong thiên nhiên. Chất pô-li-me đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.
Năm là, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã giải quyết được rất nhiều vấn nạn về lương thực, đói ăn kéo dài từ bao đời nay.
Sáu là, những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc với những loại máy bay siêu âm khổng lồ, những tảu hỏa tốc độ cao,...và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo (Hệ thống Định vị toàn cầu GPS)