Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của (phần 2) (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của (phần 2) (có đáp án)
-
1132 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Năm 1997, thành tựu sinh học nào gây chấn động dư luận thế giới?
Cừu Dolly (hay còn gọi là cừu nhân bản) (5 tháng 7 năm 1996 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới. Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland. Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
“Bản đồ gen người” được giải mã hoàn chỉnh vào thời gian nào?
Tháng 6 – 2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 4 – 2003, bản đồ này mới được giải mã hoàn chỉnh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
Nguồn năng lượng mới nào được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
Những nguồn năng lượng mới trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhất là năng lượng nguyên tử.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây?
Pôlime là loại chất dẻo với nhiều loại hình khác nhau được tìm ra từ trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại. Với đặc tính nhẹ, bền, dẻo, giá thành rẻ, pôlime được ứng dụng phổ biến trong sản xuất để tạo ra nhựa, cao su, vải nhân tạo…
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và những biện pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh đã khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm ở nhiều quốc gia.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Đâu là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX?
Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX. Vì nó có thể thực hiện công việc tính toán chính xác và nhanh chóng hơn rất nhiều lần so với con người; lưu trữ được khối lượng thông tin khổng lồ…Giải phóng sức lao động của con người.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7:
Cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác động như thế nào đến cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của các nước phát triển cao?
Sự thay đổi của các nhân tố sản xuất đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động ở các nước tư bản phát triển với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, đặc biệt là đối với các nước phát triển cao.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
Từ những năm 40 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, khởi đầu từ nước Mĩ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
Năm 1969, con người đã đạt được thành tựu gì trong công cuộc chinh phục vũ trũ?
Năm 1969, Mĩ trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa được con người lên Mặt trăng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
Đâu không phải là các yếu tố ảnh hưởng đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong tình trạng bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ là
Năm 1957, Liên Xô là nước phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ, mở ra một kỉ nguyên chinh phục vũ trụ cho loài người.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
Đâu là tác động tích cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đến nhân loại?
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã làm thay đổi các nhân tố sản bao gồm: công cụ sản xuất (máy móc, thiết bị) và lực lượng sản xuất (người lao động). Từ đó cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là gì?
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật gây nên nhiều hậu quả, tiêu cực nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại có tác động như thế nào đến văn minh nhân loại?
Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại, đặc biệt là giai đoạn 2 - khi công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, được ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Do đó, nền văn minh nhân loại đã sang một chương mới - văn minh hậu công nghiệp- “văn minh thông tin”.
Đáp án cần chọn là: A