Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 8 : Nước Mĩ (có đáp án)
-
658 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
Đáp án: A
Giải thích:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
+ Những năm 1945-1950, Mĩ chiếm ½ sản lượng công nghiệp thế giới, tổng sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật cộng lại, nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới.
+ Là chủ nợ duy nhất trên thế giới.
+ Độc quyền về vũ khí nguyên tử.
Câu 2:
Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới vào khoảng thời gian nào?
Đáp án: D
Giải thích:
+ Những năm 1945-1950, Mĩ chiếm ½ sản lượng công nghiệp thế giới, tổng sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật cộng lại, nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới.
+ Là chủ nợ duy nhất trên thế giới.
+ Là trung tâm trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
Câu 3:
Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án: C
- Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, giàu tài nguyên, có nhiều nhân công với trình độ kĩ thuật, tay nghề cao,…
+ Không bị chiến tranh tàn phá, mà làm giàu từ chiến tranh thông qua buôn bán vũ khí.
+ Biết áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.
+ Quá trình tập trung tư bản cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự hoạt động có hiệu quả.
+ Vai trò điều tiết của Nhà nước.
Câu 4:
Nền kinh tế Mĩ mất dần ưu thế tuyệt đối về mọi mặt từ khoảng thời gian nào?
Đáp án: A
Giải thích:
Đến những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ phát triển không ổn định thường xuyên gặp phải nhiều cuộc khủng hoảng, suy thoái. Cùng với sự vươn lên của Tây Âu, Nhật Bản làm cho nền kinh tế Mĩ mất dần ưu thế tuyệt đối về mọi mặt.
Câu 5:
Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ suy giảm?
Đáp án: D
- Nguyên nhân làm địa vị kinh tế Mĩ suy giảm:
+ Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành những trung tâm kinh tế cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
+ Kinh tế không ổn định, vấp phải suy thoái, khủng hoảng.
+ Mĩ chi khoản tiền lớn cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Chênh lệch giàu nghèo quá lớn gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội.
Câu 6:
Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
Đáp án: C
Giải thích:
Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX. Mĩ là nước đi đầu về khoa học kĩ thuật và công nghệ trên thế giới và thu được nhiều thành tựu kì diệu.
Câu 7:
Thành tựu nổi bật trong chinh phục vũ trụ của Mĩ trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là gì?
Đáp án: A
Giải thích:
Tháng 7 – 1969, Mĩ lần đầu tiên đưa con người lên mặt trăng, là thành tựu nổi bật nhất của Mĩ trong chinh phục vũ trụ trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
Câu 8:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai Đảng nào thay nhau nắm quyền ở Mĩ?
Đáp án: B
Giải thích:
(SGK – trang 35)
Câu 9:
Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi đều nhằm mục đích gì?
Đáp án: C
Giải thích:
Từ sau Chiến tranh thứ hai với tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng chi phối, lãnh đạo, thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.
- Chiến lược toàn cầu được triển khai qua nhiều học thuyết:
+ Học thuyết Truman, chính sách “Ngăn chặn” dưới thời Truman.
+ Chủ nghĩa Eisenhower và “Chiến lược trả đũa ào ạt” dưới thời Eisenhower.
+ Chiến lược “Phản ứng linh hoạt” và “Chính sách đối ngoại vì hòa bình” dưới thời Kennedy và Johnson.
Câu 10:
Ý nào dưới đây không phải là mục đích của “Chiến lược toàn cầu” do Mĩ đề ra?
Đáp án: B
Giải thích:
- Mĩ đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm:
+ Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
+ Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
- Biện pháp: Viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, tiến hành chiến tranh xâm lược.
Câu 11:
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ là gì?
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ đều nhằm xác lập 1 trật tự thế giới mới có lợi cho Mĩ, trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” Mĩ thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 là:
Biểu hiện của “chiến lược toàn cầu” của Mĩ ở Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 là tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Hiện nay, ai là Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kì (năm 2021)?
Hiện nay, tổng thống Mĩ là ông Joe Biden. Ông là tổng thống thứ 46 của Hợp chúng quốc Hoa Kì.
Đáp án cần chọn là: A