IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp kết thúc (Phần 2) (có đáp án)

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp kết thúc (Phần 2) (có đáp án)

Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp kết thúc (Phần 2) (có đáp án)

  • 548 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Mục tiêu cơ bản của thực dân Pháp trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch Nava là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Ngày 7-5-1953, Tướng Nava được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch quân sự nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, với hi vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”


Câu 2:

Hướng tiến công chiến lược của Na-va trong thu - đông 1953 và xuân 1954 là:

Xem đáp án

Đáp án C

Bước thứ nhất của kế hoạch Nava: trong thu- đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực và vật lực, xóa bỏ vùng tự do liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.


Câu 3:

Từ thu - đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ có sự thay đổi như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Bước thứ hai của kế hoạch Nava: từ thu- đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.


Câu 4:

Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953-1954 là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông - xuân 1953-1954 là “tập trung lực lượng, mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.


Câu 5:

Phương châm tác chiến của ta trong Đông - xuân 1953 -1954 là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương châm chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 -1954 là “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh chắc thắng”.


Câu 6:

Từ cuối 1953 đến đầu 1954, khối cơ động chiến lược của quân Pháp đã bị phân tán ra những vị trí nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 khiến cho khối cơ động chiến lược của Na-va bị phân tán ra 5 vị trí: đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plâyku, Luông-pha-bang.


Câu 7:

Ngày 7-5-1954, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ ban tham mưu đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi


Câu 8:

Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm:

Xem đáp án

Đáp án A

Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.


Câu 9:

Theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng

Xem đáp án

Đáp án C

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7- 1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.


Câu 10:

Theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), ranh giới phân chia khu vực tập kết của quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp ở Việt Nam là:

Xem đáp án

Đáp án D

Theo quy định của hiệp định Giơ-ne-vơ, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc- Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng một khu phi quân sự ở 2 bên giới tuyến


Câu 11:

Kế hoạch Na-va được đề ra và thực hiện trong bối cảnh quân Pháp đang ở trong tình thế như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Trải qua 8 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiệt hại ngày càng nặng nề. Quân Pháp trên chiến trường ngày càng lâm vào thế phòng ngự bị động. Trước sự sa lầy và thất bại đó, Pháp buộc phải đề ra một kế hoạch quân sự mới. Ngày 7-5-1953, với sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đã đề ra và thực hiện kế hoạch Na-va.


Câu 12:

Đâu không phải là những biện pháp được Pháp thực hiện trước khi kế hoạch Na-va bị đảo lộn?

Xem đáp án

Đáp án D

Để thực hiện kế hoạch Na-va, thực dân Pháp đã tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh đưa từ Pháp và Bắc Phi sang, đồng thời xin Mĩ tăng thêm viện trợ. Từ thu - đông 1953, Nava tập trung ở Đồng Bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động, tiến hành những cuộc càn quét nhằm bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới phía Bắc, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa…để phá kế hoạch tiến công của ta.


Câu 13:

Nơi tập trung lực lượng mạnh nhất của thực dân Pháp theo dự tính ban đầu trong kế hoạch Nava là:

Xem đáp án

Đáp án B

Để thực hiện kế hoạch tiến công chiến lược, từ thu- đông 1953, Na-va tập trung ở Đồng Bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương.


Câu 14:

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là làm đảo lộn kế hoạch Na-va (muốn tập trung nhưng phải phân tán, muốn tiến công nhưng lại bị tiến công), khiến nó bước đầu bị phá sản.


Câu 15:

Tại sao có thể khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) đóng vai trò quyết định chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương?

Xem đáp án

Đáp án A

Kế hoạch Na-va là cố gắng cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức với hy vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Tuy nhiên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi (buộc Pháp phái kí Hiệp định Giơ-ne-vơ)


Câu 16:

Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954)?

Xem đáp án

Đáp án B

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chông Pháp (1945-1954) mới giải phóng được một nửa đất nước. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) thắng lợi.


Câu 17:

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở chiến dịch Điên Biên Phủ không nhằm mục tiêu gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu dịch lực lượng địch ở Điện Biên Phủ, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào

=> Loại trừ đáp án: C


Câu 18:

Văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương là:

Xem đáp án

Đáp án C

Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng


Bắt đầu thi ngay