Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 (có đáp án)
-
639 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đỉnh cao trong phong trào cách mạng 1930-1931 là:
Đáp án: D
Giải thích:
Nghệ -Tĩnh là nơi phong trào cách mạng phát triển nhất, quy mô rộng lớn khắp ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, thời gian tồn tại lâu. Khí thế phong trào sục sôi, quyết liệt, quy tụ đông đảo quần chúng tham gia. Một hình thức chính quyền nhân dân kiểu Xô Viết được thành lập, tiến bộ cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.
Câu 2:
Đâu không phải là tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đến tình hình Việt Nam?
Đáp án: C
Giải thích:
Để bù lại những hậu quả do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, Pháp tăng cường thi hành những chính sách bóc lột tàn bạo đối với Việt Nam, khiến cho nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ nghiêm trọng.
- Công nhân không có việc làm, người thất nghiệp ngày một đông, người đi làm thì tiền lương giảm.
- Nông dân bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn...
*Loại trừ đáp án C: Phong trào cách mạng của nhân dân ta dâng cao.
Câu 3:
Đâu không phải là đặc điểm của phong trào cách mạng 1930-1931?
Đáp án: C
Giải thích:
Hình thức đấu tranh của phong trào cách mạng 1930-1931 rất đa dạng như: tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào cơ quan chính quyền địa phương,…
Câu 4:
Động lực của phong trào cách mạng 1930-1931 là:
Đáp án: A
Giải thích:
Trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam tham gia quyết liệt nhất là công nhân và nông dân.
Câu 5:
Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là:
Đáp án: B
Giải thích:
Phong trào cách mạng 1930-1931 được coi là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vì:
- Cao trào cách mạng 1930-1931 khẳng định những nhân tố bảo đảm cho thắng lợi cách mạng Việt Nam.
+ Trước hết, cao trào khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam do Đảng vạch ra là đúng đắn. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là đường lối cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến triệt để.
+ Cao trào đem lại cho công nhân, nông dân và nhân dân lao động nước ta niềm tin vững chắc vào đường lối cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc do Đảng ta lãnh đạo .
+ Cao trào đã “Khẳng định trên thực tế quyền lãnh đạo, năng lực lao động cách mạng của giai cấp công nhân mà đại biểu là Đảng ta”.
+ Cao trào đã xây dựng được khối liên minh công nông trong thực tế. Lần đầu tiên giai cấp công nhân sát cánh cùng giai cấp nông dân vùng dậy chống đế quốc và phong kiến, thành lập chính quyền Xô Viết.
+ Cao trào cách mạng 1930-1931 rèn luyện đội ngũ đảng viên quần chúng và đem lại cho họ niềm tin vững chắc vào sức mạnh và năng lực sáng tạo của mình.
+ Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh là bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, là cái mốc đánh dấu sự trưởng thành của Đảng ta.
- Là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất để tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
+ Bài học kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chống đế quốc chống phong kiến thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
+ Xây dựng khối liên minh công nông làm nền tảng cho việc mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Xây dựng chính quyền cách mạng, chính quyền Xô Viết công nông.
+ Bài học về xây dựng Đảng ở nước thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 6:
Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930-1931 là:
Đáp án: A
Giải thích:
Phong trào khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam do Đảng vạch ra là đúng đắn. Từ đó chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.
Câu 7:
Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1931 được biểu hiện ở chỗ:
Đáp án: D
Giải thích:
Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1931 mang tính chất triệt để khi dùng bạo lực tấn công vào đế quốc và bọn tay sai phản cách mạng, lật đổ chính quyền thực dân lập ra một chính quyền kiểu mới của dân, do dân, vì dân.
Câu 8:
Khối liên minh công-nông lần đầu tiên được hình thành trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?
Đáp án: B
Giải thích:
Phong trào cách mạng 1930-1931 đã đánh dấu mốc liên minh công-nông lần đầu tiên được hình thành. Bởi trước đó chưa có một phong trào nào liên minh được công nhân và nông dân một cách rộng rãi.
Câu 9:
Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là gì?
Đáp án: B
Giải thích:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam.
Câu 10:
Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì:
Đáp án: C
Giải thích:
Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội là lật đổ được chính quyền thực dân và tay sai, lập nên một chính quyền kiểu mới.
Câu 11:
Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh?
Đáp án C
Bên cạnh những nguyên nhân chung còn có những nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 lại phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh như:
- Đây là khu vực có truyền thống đấu tranh từ xưa
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến cho đời sống người dân ở đây vô cùng cực khổ nên tinh thần đấu tranh của họ rất triệt để
- Nghệ - Tĩnh có hai trung tâm công nghiệp lớn là Vinh và Bến Thủy nên số lượng công nhân đông, dễ dàng thực hiện đoàn kết công- nông
- Do sự quan tâm chỉ đạo của Đảng. Đảng đã cử đồng chí Nguyễn Phong Sắc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở đây.
=> Loại trừ đáp án: C
Câu 12:
Phong trào cách mạng 1930-1931 có điểm khác biệt gì cơ bản so với các phong trào đấu tranh ở các giai đoạn trước?
Đáp án A
Phong trào cách mạng 1930-1931 là phong trào cách mạng đầu tiên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là điểm khác biệt cơ bản của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào đấu tranh ở các giai đoạn trước. Sự khác biệt này quyết định đến sự khác biệt về đường lối, phương pháp đấu tranh.