Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 5: Các nước Đông Nam Á (có đáp án)
-
745 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đông Nam Á nào không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
Đáp án: B
Giải thích:
Do thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, lợi dụng vị trí nước đệm giữa hai thế lực Anh và Pháp, Thái Lan vẫn giữ được nền độc lập tương đối, không bị các nước phương Tây xâm lược.
Câu 2:
Tình hình Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào?
Đáp án: C
Giải thích:
- Những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.
+ Tháng 9 – 1954, thành lập khối quân sự ĐNA (SEATO) nhằm ngăn chặn sự phát triển của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực.
+ Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.
Câu 3:
Vì sao trong những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng?
Đáp án D
Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực. Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang hai nước Lào và Cam-pu-chia.
Câu 5:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào?
Đáp án: B
Giải thích:
- Ngày 8 – 8 – 1967, 5 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xingapo và Thái Lan họp tại Băng Cốc (Thái Lan) thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 6:
Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là:
Đáp án: C
Giải thích:
- Ngày 8 – 8 – 1967, 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin họp tại Băng Cốc (Thái Lan) thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 7:
Hiệp ước Ba-li được kí kết vào thời gian nào?
Đáp án: B
- Tháng 2 – 1976, các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) quy định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên.
Câu 8:
Cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên đối đầu căng thẳng do:
Đáp án: C
Giải thích:
Tháng 12 – 1978, theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia quân tình nguyện Việt Nam tiến vào Cam-pu-chia, cùng với nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng tàn bạo của tập đoàn Pôn-pốt Iêng Xa-ri. Do sự kích động, can thiệp của một số nước lớn quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN trở nên căng thẳng, đối đầu.
Câu 9:
Bước vào những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác về:
Đáp án: A
- ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
+ Năm 1992, thành lập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA).
+ Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF).
Câu 10:
Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
Đáp án: C
Giải thích:
(SGK – trang 25)
Câu 11:
Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là:
Đáp án cần chọn là: B
Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu - Mĩ sau chiến tranh các nước này đã giành lại được nền độc lập. Độc lập là điều kiện tiên quyết để có những biến đổi tiếp theo.
Câu 12:
Biến đổi tích cực, quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
Đáp án cần chọn là: D
Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là từ chỗ hầu hết là những nước thuộc địa trở thành những quốc gia độc lập. Độc lập là điều kiện tiên quyết để có những biến đổi tiếp theo.
Câu 13:
Tại sao quan hệ giữa nhóm nước ASEAN với các nước Đông Dương trong giai đoạn 1967-1975 lại đối đầu căng thẳng?
Đáp án cần chọn là: D
Trong chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968) Mĩ thực hiện ở Việt Nam, Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đồng minh, trong đó có Thái Lan và Philippin. Do đó quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN trở nên căng thẳng.
Câu 14:
Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
Đáp án cần chọn là: C
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á:
- Lần đầu tiên sau nhiều thập kỉ, nền hòa bình đã được xác lập ở khu vực sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết (1991).
- Từ 5 thành viên ban đầu đến năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đã vượt qua sự khác biệt về chính trị, cùng đứng trong tổ chức ASEAN.
- Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Câu 15:
Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào thời gian nào?
Đáp án cần chọn là: B
Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31-12-2015 dựa trên 3 trụ cột chính là kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng với mục tiêu đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”.
Câu 16:
Sự kiện đánh dấu bước khởi sắc của ASEAN là gì?
Đáp án cần chọn là: D
Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).