Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới (phần 2) (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới (phần 2) (có đáp án)
-
504 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
Đầu năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các cường quốc đồng minh. Hội nghị Ianta được triệu tập (4 – 11/2/1945) để giải quyết các vấn đề này.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?
Đầu năm 1945, nguyên thủ ba cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô đã quyết định triệu tập hội nghị cấp cao ba nước tại Ianta (Liên Xô).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Theo quy định của Hội nghị Ianta, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?
Theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945), các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây từng chiếm đóng ở đây.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào?
Tháng 9/1977, Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc và trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức này.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào?
Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô- Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
Tháng 12-1989 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong quan hệ quốc tế?
Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M. Goócbachốp và G. Busơ đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Để xây dựng sức mạnh thực sự sau chiến tranh lạnh, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào:
Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia. Bởi kinh tế đã trở thành nội dung chính trong quan hệ quốc tế.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
Xu thế phát triển chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là gì?
Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. Xu thế này thể hiện mối quan hệ tích cực giữa các nước sau hai cuộc chiến tranh nóng (Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) và một cuộc chiến tranh lạnh (1947 – 1989). Xu thế này là thời cơ và thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?
Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai có sự phân chia thành 2 cực, đứng đầu mỗi cực là Mĩ và Liên Xô. Sự phân chia này được đặt nền tảng, khuôn khổ từ hội nghị Ianta (4-11/2/1945)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc?
Một trong những quyết định của Hội nghị Ianta là: quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
=> Hội nghị Ianta đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là gì?
Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia. Và trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
=> Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo là nhiệm vụ chính của tổ chức nào?
Hiến chương của Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia. Và trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
=> Vai trò trên là nhiệm vụ chính của tổ chức Liên hợp quốc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14:
Anh (chị) hiểu thế nào là chiến tranh lạnh?
“Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đặc điểm cơ bản là không có sự xung đột trực tiếp giữa 2 siêu cường nhưng thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại?
Chiến tranh lạnh diễn ra khiến cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới bùng nổ, các vấn đề an sinh xã hội không được quan tâm đúng mức. Đây là hậu quả lớn nhất mà Chiến tranh lạnh gây ra cho lịch sử nhân loại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:
Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
Sau chiến lạnh, thế giới phát triển theo các xu thế chính sau đây:
1- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế
2- Thế giới tiến tới xác lập một trật tự đa cực, nhiều trung tâm
3- Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
4- Sau “chiến tranh lạnh”, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (Ban-căng, châu Phi, Trung Á).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17:
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới tình trạng xung đột quân sự ở nhiều khu vực khi Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, mâu thuẫn Đông - Tây không còn?
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, những cuộc xung đột vẫn xảy ra ở bán đảo Ban căng, một số nước châu Phi và Trung Á. Nguyên nhân chính là do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ bùng lên dữ dội, khi mâu thuẫn Đông - Tây không còn nữa.
Đáp án cần chọn là: A