Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 25: Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (Phần2) (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 25: Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (Phần2) (có đáp án)
-
601 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sau khi kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) thực dân Pháp có thái độ và hành động như thế nào?
Đáp án D
Mặc dù đã kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) nhưng thực dân Pháp vẫn tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang ở nhiều nơi như Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Bộ…để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam một lần nữa.
Câu 2:
Ngày 19-12-1946, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Đáp án C
Trước hành động bội ước, xâm lược của thực dân Pháp, tối ngày 19-12-1946, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến", kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến chống Pháp xâm lược
Câu 3:
“Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào?
Đáp án C
“Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946)
Câu 4:
Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:
Đáp án A
Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) mà Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác định là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
Câu 5:
Cuộc chiến đấu nào của quân nhân Việt Nam đã tạo điều kiện để cả nước đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài?
Đáp án A
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài, bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Câu 6:
Binh đoàn nào của quân đội Pháp đảm nhận nhiệm vụ đổ bộ bất ngờ, đánh chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới cuối năm 1947?
Đáp án C
Sáng sớm ngày 7-10-1947, binh đoàn quân dù do Sô-va-nhắc chỉ huy đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới…
Câu 7:
Sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp đã chuyển sang thực hiện âm mưu gì?
Đáp án A
Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Câu 8:
Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:
Đáp án A
Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (18-1-1950)
Câu 9:
“Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Đoạn văn trên phản ánh nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?
Đáp án A
Đoạn văn trên phản ánh đường lối kháng chiến toàn dân của Trung ương Đảng trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp: huy động toàn dân tham gia cuộc kháng chiến không phân biệt giai cấp, tầng lớp, tuổi tác, tôn giáo, dân tộc…để tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù xâm lược
Câu 10:
Văn kiện lịch sử nào không phản ánh đường lối kháng chiến của Việt Nam trong những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?
Đáp án D
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là những văn kiện lịch sử quan trong về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 11:
Đâu không phải là nhiệm vụ của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?
Đáp án D
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra nhằm giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến.
*Loại trừ đáp án D
Câu 12:
Nguyên nhân chính để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn dân là:
Đáp án D
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) diễn ra là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám (1945) nên phải huy động sức mạnh của toàn dân tộc tham gia vào cuộc đấu tranh đó
Câu 13:
Đâu không phải là nguyên nhân để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn diện?
Đáp án C
Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn diện để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn, trên tất cả các lĩnh vực của thực dân Pháp; để giúp cuộc kháng chiến toàn dân có nội dung. Trong kháng chiến toàn diện, đấu tranh trên mặt trận quân sự là quan trọng nhất vì nó giúp tiêu hao sinh lực địch, đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù. Tuy nhiên những thắng lợi trên mặt trận quân sự đó đều bắt nguồn từ thắng lợi trên mặt trận chính trị - kinh tế - văn hóa - ngoại giao…
Câu 14:
Cơ sở chính để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là gì?
Đáp án A
Trong buổi đầu cuộc chiến tranh, so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch lớn, không có lợi cho phía Việt Nam. Do đó Việt Nam không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà phải “đánh lâu dài” để vừa đánh vừa củng cố, phát triển lực lượng; đồng thời khoét sâu những mâu thuẫn của Pháp trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”