Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời (có đáp án)
-
607 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh trong những năm 1926 – 1927 có đặc điểm gì?
Đáp án: C
Giải thích:
+ 1926 – 1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức nổ ra, lớn nhất là các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su Cam Tiên, Phú Riềng và công nhân đồn điền cà phê Ray-na.
+ Phong trào công nhân mang tính thống nhất trong toàn quốc, nổ ra từ Bắc đến Nam, lớn nhất là bãi công ở nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm – cưa Bến Thủy, nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy Ba Son,..
+ Các cuộc đấu tranh mang tính chính trị, bước đầu có sự liên kết giữa các ngành, các địa phương.
Câu 2:
Tên gọi ban đầu của Tân Việt Cách mạng đảng là gì?
Đáp án: A
Giải thích:
+ Tiền thân là Hội Phục Việt do nhóm sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và một số tù chính trị ở Trung Kì lập ra.
+ Sau nhiều lần đổi tên, đến tháng 7 – 1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928).
Câu 3:
Tên gọi Tân Việt Cách mạng đảng có từ khi nào?
Đáp án: C
Giải thích:
Hội Phục Việt sau nhiều lần đổi tên, cuối cùng lấy tên là Tan Việt Cách mạng đảng (tháng 7 - 1928)
Câu 4:
Thành phần của Tân Việt Cách mạng đảng bao gồm:
Đáp án: D
Giải thích: Đảng Tân Việt tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước, hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
Câu 5:
Địa bản hoạt động chủ yếu của Tân Việt Cách mạng đảng là ở đâu?
Đáp án: B
Giải thích:
Địa bàn hoạt động chủ yếu của Tân Việt Cách mạng đảng ở Trung Kì
Câu 6:
Cơ sở hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng là:
Đáp án: B
Giải thích:
Cơ sở hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng là:Nam đồng thư xã – một nhà xuất bản tiến bộ, tập hợp một nhóm thanh niên yêu nước chưa có đường lối chính trị rõ rệt.
Câu 7:
Khuynh hướng chính trị của Việt Nam Quốc dân đảng là gì?
Đáp án: C
Giải thích:
Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài và Phó Đức Chính sáng lập là một đảng chính trị theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, tiêu biểu cho bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam. Khuynh hướng chính trị của Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc với chủ nghĩa Tam dân – một trào lưu dân chủ tư sản thịnh hành ở Trung Quốc.
Câu 8:
Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân đảng là:
Đáp án: C
Giải thích:
+ Đêm 9 – 2 – 1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội tổ chức ném bom phối hợp.
+ Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số sĩ quan Pháp, nhưng bị quân Pháp phản công tiêu diệt.
+ Các nơi khác nghĩa quân tạm thời làm chủ mấy huyện lị, nhưng nhanh chóng bị địch phản công chiếm lại.
=>Kết quả: khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.
Câu 9:
Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở đâu?
Đáp án: C
Giải thích:
+ Tháng 3 – 1929, một số hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 10:
Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn tới sự thành lập của các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?
Đáp án: D
Giải thích:
+ Ngày 17 – 6 – 1929, đại biểu các tổ chức cộng sản miền Bắc thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
+ Tháng 8 – 1929, hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì thành lập An Nam Cộng sản đảng.
+ Tháng 9 – 1929, các đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 11:
Nguyên nhân chủ yếu khiến yêu cầu thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam xuất hiện đầu tiên và ngày càng cấp thiết ở Bắc Kỳ?
Đáp án A
Do Bắc Kỳ là trung tâm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nên tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, … Số lượng công nhân đông, cùng với việc chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh nhất trong cả nước, trình độ giác ngộ của công nhân cao. Do đó yêu cầu thành lập một Đảng Cộng sản sớm xuất hiện và đặt ra cấp thiết ở đây.