IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Giải SBT Vật lí 10 Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

Giải SBT Vật lí 10 Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

Độ ẩm của không khí

  • 1846 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của nó thay đổi như thế nào ?

Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 2:

Không khí ở 28oC có độ ẩm tuyệt đối là 20,40 g/m3. Cho biết khối lượng riêng của hơi nước bão hoà ở 28oC là 27,20 g/m3. Xác định độ ẩm tỉ đối của không khí ở nhịêt độ này.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Hướng dẫn:

Vì độ ẩm cực đại tại A của không khí ở 28°C có giá trị bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng nhiệt độ: A = 27,20 g/m3, nên suy ra độ ẩm tỉ đối của không khí giảm khi nhiệt độ tăng.

Giải sách bài tập Vật Lí 10 | Giải sbt Vật Lí 10


Câu 3:

Nhiệt độ không khí trong phòng là 25oC và độ ẩm tỉ đối của không khí là 70%. Xác định khối lượng m của hơi nước trong căn phòng có thể tích 100 m3. Khối lượng riêng của hơi nước bão hoà ở 20oC là 23,00 g/m3.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Hướng dẫn:

Độ ẩm tỉ đối của không khí bằng: Giải sách bài tập Vật Lí 10 | Giải sbt Vật Lí 10

Vì độ ẩm cực đại A của không khí ở 25°C có giá trị bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng nhiệt độ: A = 23,00 g/m3, nên

a = f.A = 0,7.23 = 16,1 g/m3

Suy ra khối lượng m của hơi nước trong căn phòng thể tích 100m3 là:

m = a.V = 16,1.100 = 1610 g = 1,61 kg


Câu 5:

Nước nặng hơn không khí. Tại sao trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất không khí khô lại nặng hơn không khí ẩm ?

Xem đáp án

Khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3, còn khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Như vậy nước nặng hơn không khí. Nhưng chú ý rằng : nước là thể lỏng, còn không khí là thể khí.

Không khí khô và không khí ẩm đều là thể khí. Không khí khô là hỗn hợp của khí ôxi và khí nitơ ; còn không khí ẩm là hỗn hợp của khí ôxi, khí nitơ và hơi nước. Trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, số lượng các phân tử khí (hoặc hơi) có trong đơn vị thể tích của không khí khô và của không khí ẩm đều như nhau. Nhưng phân tử lượng trung bình của không khí là 29 g/mol, còn phân tử lượng trung bình của hơi nước là 18g/mol. Vì vậy không khí khô nặng hơn không khí ẩm.


Câu 6:

Tại sao khi nhiệt độ không khí ẩm tăng lên thì độ ẩm tuyệt đối lại tăng và ẩm tỉ đối của không khí lại giảm ?

Xem đáp án

Khi nhiệt độ của không khí ẩm tăng lên thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại đều tăng do tốc độ bay hơi cửa nước trên mặt đất hoặc mặt nước (ao, hồ. sông, biển) tăng. Nhưng độ ẩm tuyệt đối của không khí tăng theo nhiệt độ chậm hơn so với độ ẩm cực đại của không khí nên độ ẩm tỉ đối của không khí giảm khi nhiệt độ tăng


Câu 7:

Tại sao khi dùng máy bay để phun chất ôxit cacbon rắn (tuyết cacbônic) vào những đám mây, người ta lại có thể gây ra "mưa nhân tạo" ?

Xem đáp án

Đám mây là lớp không khí chứa hơi nước ở trạng thái bão hoà. Các tinh thể ôxit cacbon rắn có nhiệt độ khá thấp nên chúng được phun vào những đám mây để tạo ra các tinh thể băng. Những tinh thể băng này trở thành các "tâm hội tụ" hơi nước bão hoà trong không khí và nhanh chóng tạo ra các hạt nước đủ lớn rơi xuống thành "mưa nhân tạo".


Câu 8:

Căn cứ các số đo dưới đây của trạm quan sát khí tượng, hãy cho biết khô khí buổi sáng hay buổi trưa mang nhiều hơi nước hơn ? Giải thích tại sao ?

- Buổi sáng : nhiột độ 20oC, độ ẩm tỉ đối 85 %.

- Buổi trưa : nhiệt độ 30oC, độ ẩm tỉ đối 65%

- Khối lượng riêng của hơi nước bão hoà ở 20oC là 17,30 g/m3 và ở 30oC 30,29g/m3.

Xem đáp án

Vì độ ẩm cực đại của không khí bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hoà trong không khí ở cùng nhiệt độ, nên độ ẩm cực đại của không khí buổi sáng ở 20oC là A1 = 17,30 g/m3 và buổi trưa ở 30oC là A2 = 30,29 g/m3. Như vậy độ ẩm tuyệt đối của không khí.

- buổi sáng : a1 = f1A1 = 85%. 17,30 ≈ 14,7 g/m3.

- buổi trưa : a1 = f2A2 = 65%. 30,29 ≈ 19,7 g/m3.

Giá trị độ ẩm tuyệt đối của không khí buổi sáng và buổi trưa vừa tính được chứng tỏ : không khí buổi trưa chứa nhiều hơi nước hơn không khí buổi sáng. Nguyên nhân là do : nhiệt độ không khí buổi trưa cao hơn nên tốc độ bay hơi của nước từ mặt đất và mặt nước (hồ, ao, sông, biển) lớn hơn so với buổi sáng và lượng hơi nước trong không khí càng nhiều. Hơn nữa khi nhiệt độ càng cao thì áp suất hơi nước bão hoà trong không khí càng lớn, nghĩa là hơi nước trong không khí càng xa trạng thái bão hoà và do đó giới hạn của sự tăng áp suất hơi nước trong không khí càng mở rộng.


Câu 9:

Nhiệt độ của không khí trong phòng là 20oC. Nếu cho máy điều hoà nhiệt chạy để làm lạnh không khí trong phòng xuống tới 12oC thì hơi nước trong không khí của căn phòng trở nên bão hoà và tụ lại thành sương. Nhiệt 12oC được gọi là "điểm sương" của không khí trong căn phòng. Hãy tính độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của không khí trong căn phòng này. Kích thước của căn phòng là 6 x 4 x 5 m. Khối lượng riêng của nước bão hoà trong không khí ở 12oC là 10,76 g/m3 và ở 20°C là 17,30 g/m3.

Xem đáp án

Độ ẩm tuyệt đối a20 của không khí ở 20oC trong căn phòng có giá trị bằng độ ẩm cực đại A12 của hơi nước bão hoà trong không khí ở 12oC. Nhưng độ ẩm cực đại A12 của hơi nước bão hoà trong không khí ở 12oC bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hoà ở cùng nhiệt độ này, nên ta có : a20 = A12= 10,76 g/m3.

Như vậy độ ẩm tỉ đối của không khí trong căn phòng ở 20oC bằng :

f20 = a20/A20 = 10,76/17,30 ≈ 62%

Lượng hơi nước trong không khí của căn phòng ở 20oC bằng :

m = a20V = 10,76.10-3.6.4.5 = 1,29 kg.


Câu 10:

 Một đám mây thể tích 1,4.1010 m3 chứa hơi nước bão hoà trong khí quyển ở 20oC. Khi nhiệt độ của đám mây giảm xuống tới 10oC thì hơi nước bão hoà trong đám mây tụ lại thành các hạt mưa. Xác định lượng nước mưa xuống. Khối lượng riêng của hơi nước bão hoà trong không khí ở 10oC 9,40 g/m3 và ở 20oC là 17,30 g/m3

Xem đáp án

Vì độ ẩm cực đại A20 của không khí ở 20o có giá trị bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hoà ở cùng nhiệt độ, nên ta có :

A20 = 17,30 g/m3

Từ đó suy ra lượng hơi nước cực đại có thể có trong thể tích V = l,4.1010 m3 của đám mây bằng :

M20 = A20V = 17.30.10-3.1,4. 1010 = 2,40.108 kg

Khi nhiệt độ không khí của đám mây giảm xuống tới 10o thì lượng hơi nước cực đại có thể có trong thể tích V = 1,4.1010 m3 của đám mây chỉ còn bằng :

M10 = A10V = 9,40.10-3.1,4.1010 = 1,3. 108 kg

Như vậy lượng nước mưa rơi xuống có khối lượng bằng :

M = M20 - M10 = 2,40.108- 1,3.108= l,1.108 kg= 110000 tấn.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương