Thứ sáu, 27/12/2024
IMG-LOGO

Bài 8: Kỹ thuật trồng cây nhãn

  • 5904 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy cho biết quả nhãn được dùng làm gì?

Xem đáp án

Ăn quả tươi hoặc sấy khô.

Làm nước giải khát, đồ hộp.

Làm thuốc (hạt, vỏ nhãn, cùi).

Giá trị xuất khẩu thương mại002E


Câu 2:

 Em hãy nêu thời vụ trồng nhãn thích hợp vào thời gian?

Xem đáp án

Trồng từ tháng 2 – 4 (vụ xuân), tháng 8 – 10 (vụ thu) ở các tỉnh phía Bắc.


Câu 3:

Em hãy cho biết thời gian thu hoạch nhãn vào lúc nào trong ngày là tốt nhất. Vì sao?

Xem đáp án

Nên thu hoạch quả trong ngày tạnh ráo, vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tránh buổi trưa trời quá nóng. Thu quả xong nên để quả vào chỗ râm mát.

Không nên thu quả vào ngày mưa vì lượng nước trong quả nhiều nhãn sẽ không ngọt lại hay bị thối hỏng. Cũng không nên thu vào ngày quá nóng quả sẽ hô hấp mạnh khi ở nhiệt độ cao, không có lợi cho cất trữ và vận chuyển đi xa.


Câu 4:

Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn

Xem đáp án

Giá trị dinh dưỡng: Cùi nhân chứa đường, axit hữu cơ, vitamin C, K, các chất khoáng Ca, P, Fe… nên có giá trị dinh dưỡng cao. Trồng nhân mang lại thu nhập cao hơn một số cây trồng khác.

 

Yêu cầu ngoại cảnh:

- Nhiệt độ: Cây nhãn chịu được nóng và lạnh tốt hơn cây vải nên được trồng ở các vùng trong cả nước. Nhiệt độ thích hợp từ 21°C - 27°C.

- Lượng mưa cần cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là 1200mm/năm. Độ ẩm không khí 70 - 80%. Thời kì phân hoá mầm hoa và phát triển quả cần nhiều nước. Là cây chịu hạn nhưng nếu bị ngập nước từ 3 - 5 ngày cũng không bị ảnh hưởng như các cây ăn quả khác.

- Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng, nhưng không ưa ánh sáng mạnh và chịu được bóng râm.

- Đất Cây nhãn không kén đất nên trồng được trên nhiều loại đất, trong đó đất phù sa là thích hợp nhất, độ pH= 6 - 6,5.


Câu 5:

Em hãy nêu các yêu cầu kĩ thuật trong việc gieo trồng, chăm sóc cây nhãn.

Xem đáp án

Yêu cầu kĩ thuật việc gieo trồng:

- Thời vụ trồng: phụ thuộc vào khí hậu từng vùng sinh thái.

- Khoảng cách: Đối với đất tốt ở vùng đồng bằng, trồng với khoảng cách 8m x 8m. Đối với đất đồi, trồng với khoảng cách 7m x 7m hay 6m x 8m

Tuỳ thuộc vào loại đất mà có khoảng cách trồng và mật độ khác nhau.

- Đào hố, bón phân lót: Tiến hành đào hố, kích thước hố tuỳ theo từng loại đất. Sau đó trộn lớp đất mặt đào lên với phân bón (phân hữu cơ và phân hoá học) để bón lót vào hố trước khi trồng 1 tháng.

Yêu cầu kĩ thuật việc chăm sóc:

- Làm cỏ vun sới: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu, bệnh và làm đất tơi xốp. Hàng năm có thể dùng bùn ao hay phù sa vun vào gốc một lớp mỏng từ 5 – 10cm từ gốc cây rộng ra cho hết tán cây.

- Bón phân thúc vào 2 thời kì quan trọng là khi ra hoa (tháng 2 – 3) và sau khi thu hoạch quả (tháng 8 – 9) bằng phân chuồng hoại từ 30 – 50kg/cây và phân hoá học với lượng tối đa cho 1 cây: 1,5 – 2kg đạm; 1 – 1,5kg lân; 1,5 – 2kg kali.

- Tưới nước: Tháng đầu tiên sau khi trồng cần tưới nước giữ ẩm cho cây theo định kì 1 – 2 ngày/lần. Tháng thứ hai định kì 3 – 5 ngày/lần. Tưới từ ngoài vào trong gốc.

- Tạo hình, sửa cành: Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành nhỏ.

- Phòng trừ sâu bệnh: bọ xít, sâu đục quả…


Câu 6:

Em cho biết ở địa phương em nhân giống bằng cách nào?

Xem đáp án

Ở địa phương em cách chủ yếu nhân giống là ghép do có nhiều ưu điểm vượt trội và ít khuyết điểm hơn.


Bắt đầu thi ngay