Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
-
2862 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy cho biết một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản trong chăn nuôi.
Một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản trong chăn nuôi:
- Thụ tinh nhân tạo cho bò, lợn.
- Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.
Câu 2:
- Những biện pháp nào làm tăng sinh sản ở động vật.
- Nêu một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật.
- Điều khiển giới tính của đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?
- Tại sao phải cấm xác định giới tính của thai nhi người?
- Những biện pháp nào làm tăng sinh sản ở động vật:
+ Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp.
+ Thay đổi các yếu tố môi trường.
+ Nuôi cấy phôi.
+ Thụ tinh nhân tạo.
- Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật:
+ Sử dụng các biện pháp kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành 2 loại, một loại có nhiễm sắc thể giới tính X và loại kia có nhiễm sắc thể giới tính Y. Tùy theo nhu cầu về đực hay cái để chọn ra một loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.
+ Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 – mêtyltestostêron (một loại hoocmôn testostêrôn tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.
- Điều khiển giới tính của đàn con có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất:
+ Muốn tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm cần tăng nhiều con cái, vì một đực có thể thụ tinh cho nhiều con cái.
+ Muốn có nhiều trứng cần tạo ra nhiều con cái.
+ Muốn nhiều thịt cần tạo ra nhiều con đực vì con đực thường to hơn và lớn nhanh hơn.
- Phải cấm xác định giới tính của thai nhi người để tránh mất cân bằng giới tính, tránh ảnh hưởng xấu đến đời sống, xã hội.
Câu 3:
Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
Câu 4:
Nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đế gì trong sinh đẻ ở người?
Nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề vô sinh trong sinh đẻ ở người, giúp các cặp vợ chồng vô sinh có thể sinh con.
Câu 5:
Tại sao nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
Nữ vị thành niên (từ 10 - 19 tuổi) không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên lựa chọn những biện pháp tránh thai khác vì: đình sản là cắt ống dẫn trứng (ở nữ) làm cho trứng không thể di chuyển vào tử cung để thụ tinh. Sau khi đình sản, nếu muốn có con thì phải nối lại ống dẫn trứng, việc này tốn kinh phí rất lớn và khả năng phục hồi rất thấp. Sau khi đình sản thì gần như chắc chắn người nữ không thể có con được nữa.
Câu 6:
Tại sao phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
Phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ vì chúng chỉ giúp người nữ không sinh con ngoài ý muốn nhưng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người phụ nữ như mất máu, viêm nhiễm đường sinh dục, vô sinh,... thậm chí tử vong.