Bài 48: Ôn tập chương 2, 3 và 4
-
2797 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
So sánh cảm ứng ở thực vật và động vật
Giống nhau: Là sự tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích của cơ thể.
Khác nhau:
Cảm ứng ở thực vật | Cảm ứng ở động vật | |
---|---|---|
Cơ quan cấu trúc đặc biệt đảm nhận hoạt động cảm ứng | Chưa có | Cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh, cơ quan trả lời kích thích. |
Cơ chế | Hướng động và ứng động (ứng động sinh trưởng, ứng động sức trương nước). | Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích; hệ thần kinh phân tích tổng hợp, xử lí thông tin và quyết định hình thức phản ứng lại kích thích; bộ phận thực hiện phản ứng lại kích thích. |
Câu 2:
Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được
Tập tính bẩm sinh | Tập tính học được |
---|---|
Sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. | Hình thành trong quá trình sống thông qua học tập và rút kinh nghiệm. |
Chủ yếu do các phản xạ không điều kiện. | Chủ yếu do các phản xạ có điều kiện. |
Câu 3:
Phân biệt sinh trưởng và phát triển
- Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển là quá trình biến đổi của cơ thể; bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
Câu 4:
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật
+ Giống nhau:
- Đều gồm các giai đoạn phân bào, lớn lên của tế bào, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
+ Khác nhau:
- Ở thực vật: quá trình sinh trưởng chỉ diễn ra ở những nơi có tế bào phân sinh. Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra suốt chu trình sống của cây.
- Ở động vật: quá trình phân hóa, biệt hóa tế bào chủ yếu xảy ra ở giai đoạn trước khi con non được sinh ra. Sau khi được sinh ra chúng chủ yếu là sinh trưởng.
Câu 5:
Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật
+ Hooc môn thực vật:
- Kích thích: AIA, GA, Xitôkinin
- Ức chế: êtilen, axit abxixic
+ Hooc môn động vật:
- Động vật có xương sống: hooc môn sinh trưởng, tirôxin, testostêrôn và ơstrôgen
- Động vật không có xương sống: ecđixơn, juvenin
Câu 6:
Phân biệt sinh trưởng và phát triển qua biên thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn và không qua biến thái
Qua biến thái hoàn toàn | Qua biến thái không hoàn toàn | Không qua biến thái | |
---|---|---|---|
Nhóm động vật | Đa số côn trùng và lưỡng cư | Một số côn trùng | Đa số động vật |
Đặc điểm | Ấu trùng có đặc điểm cấu tạo, sinh lí và hình dạng khác hoàn toàn con trưởng thành, chúng cần qua giai đoạn trung gian để trở thành con trưởng thành. | Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác để trở thành con trưởng thành. | Con non sinh ra có đặc điểm cấu tạo và hình thái tương tự con trưởng thành. |
Các giai đoạn phát triển của cá thể | Phôi và hậu phôi | Phôi và hậu phôi | Phôi thai và sau sinh. |
Ví dụ | Bướm, ếch,… | Châu chấu, cào cào, ong,… | Hổ, báo, chó, mèo, người,… |
Câu 7:
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh sản ở thực vật và động vật
Giống nhau:
- Đều có sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Sinh sản vô tính: đều không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, cơ thể mới sinh ra dựa theo cơ chế nguyên phân.
- Sinh sản hữu tính: có quá trình hình thành giao tử, sự kết hợp của giao tử thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Khác nhau:
Sinh sản ở thực vật | Sinh sản ở động vật | |
---|---|---|
Hình thức sinh sản vô tính | Bằng bào tử và bằng cơ quan sinh dưỡng | Phân đôi, nảy chồi, trinh sinh, phân mảnh |
Tạo giao tử | Hạt phấn chứa giao tử đực được hình thành trong bao phấn, noãn chứa giao tử cái hình thành trong bầu. | Giao tử đực được tạo thành từ cơ quan sinh dục đực, giao tử cái được tạo thành từ cơ quan sinh dục cái. |
Thụ tinh tạo hợp tử | Quá trình thụ tinh kép xảy ra ở thực vật có hoa. | Thụ tinh trong hoặc thụ tinh ngoài |
Phát triển hợp tử | Phôi phát triển trong bầu | Phôi phát triển trong trứng, tử cung con cái hoặc túi trước ngực của con đực (cá ngựa). |
Câu 8:
Kể tên các hoocmôn điều hòa sinh sản ở thực vật và động vật
+ Thực vật: florigen (hooc môn ra hoa) và phitôcrôm (cảm nhận quang chu kì).
+ Động vật: GnRH, FSH, LH, ơstrôgen, prôgestêrôn (điều hòa quá trình sinh trứng) và Gn RH, FSH, LH, testostêrôn (điều hòa quá trình sinh tinh).