Thứ sáu, 03/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Giải SGK Vật lý 10 Chương 2: Động lực học chất điểm

Giải SGK Vật lý 10 Chương 2: Động lực học chất điểm

Bài 10 : Ba định luật Niu-tơn

  • 2259 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phát biểu định luật I Niu-Tơn. Quán tính là gì?

Xem đáp án

- Định luật I Niu-Tơn: Nếu mỗi vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

- Quán tính: là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.


Câu 2:

Phát biểu và viết hệ thức của định luật II Niu-tơn.

Xem đáp án

Định luật II Niu-Tơn: Gia tốc của vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10


Câu 3:

Nêu định nghĩa và các tính chất của khối lượng.

Xem đáp án

Tính chất của khối lượng:

- Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.

- Khối lượng có tính chất cộng: khi nhiều vật được ghép lại thành một hệ vật thì khối lượng của hệ bằng tổng khối lượng của các vật đó.


Câu 4:

Trọng lượng của một vật là gì? Viết công thức của trọng lực tác dụng lên một vật.

Xem đáp án

Trọng lượng của một vật là lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật, gây cho vật gia tốc rơi tự do.Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật.

Công thức của trọng lực tác dụng lên một vật:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10


Câu 5:

Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Niu-Tơn.

Xem đáp án

Định luật III Niu-Tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lên vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều nhưng đặt vào hai vật khác nhau:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

- Một trong hai lực trên gọi là lực tác dụng, thì lực kia gọi là phản lực.

- Lực và phản lực là hai lực trực đối không cân bằng.


Câu 6:

Nêu những đặc điểm của cặp "lực và phản lực" trong tương tác giữa hai vật.

Xem đáp án

Đặc điểm của cặp "lực và phản lực" trong tương tác giữa hai vật là:

- Lực và phản lực là hai lực trực đối không cân bằng.

- Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

- Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều, gọi là hai lực trực đối.

- Lực và phản lực không phải là hai lực cân bằng vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.


Câu 7:

Chọn đáp án đúng.

Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó bị mất đi thì

Xem đáp án

Chọn D

Hợp lực tác dụng vào vật bằng 0 (Fhl=0) thì:

Nếu vật đang đứng yên thì tiếp tục đứng yên.

Nếu vật đang chuyển động thì sẽ chuyển động thẳng đều theo hướng cũ.


Câu 8:

Câu nào đúng?

Xem đáp án

A, B sai. Vì nếu vật đang chuyển động mà hợp lực tác dụng lên vật triệt tiêu thì vật vẫn chuyển động đều (định luật I Niu-tơn)

C sai. Vì một cái xe đứng yên thì vẫn chịu tác dụng của trọng lực và phản lực. Ngoài ra nếu hợp lực tác dụng lên vật bằng 0 nhưng vật vẫn chuyển động đều nếu trước đó vật có vận tốc.

Chọn D.

Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên nó (theo định luật II Niu-tơn: F = m.a, vận tốc thay đổi thì a ≠ 0 → F ≠ 0).


Câu 9:

Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực lên nó?

Xem đáp án

Bàn tác dụng lên vật một lực cân bằng với trọng lực tác dụng lên vật làm cho hợp lực tác dụng lên vật bằng không, vật nằm yên.


Câu 10:

Trong các cách viết hệ thức của định luật II Niu-tơn sau đây, cách viết nào đúng?

Xem đáp án

Chọn C.

Hệ thức của định luật II Niu-tơn là:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10


Câu 11:

Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s2.

Xem đáp án

- Chọn B

- Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.

Áp dụng định luật II Newton ta có:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10


Câu 12:

Một quả bóng, khối lượng 0,50 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,020 s. Quả bóng bay đi với tốc độ.

Xem đáp án

- Chọn D

- Áp dụng định luật II Niu-tơn ta có:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Quả bóng bay đi với vận tốc: V = V0 + at = 0 + 500.0,02 = 10 m/s.


Câu 13:

Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn? Ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn? Hãy giải thích.

Xem đáp án

Theo định luật III Niu-tơn, ta suy ra hai ô tô chịu lực bằng nhau (về độ lớn) và do đó cũng theo định luật III Niu-tơn ô tô tải có khối lượng lớn hơn nên nhận được gia tốc nhỏ hơn, ô tô con có khối lượng nhỏ hơn nên nhận gia tốc lớn hơn.


Câu 15:

Hãy chỉ ra căp "lực và phản lực" trong các tình huống sau:

a. Ô tô đâm vào thanh chắn đường;

b. Thủ môn bắt bóng;

c. Gió đập vào cánh cửa.

Xem đáp án

a. Lực mà ô tô tác dụng (đâm) vào thanh chắn, theo định luật III Niu-tơn, thanh chắn phản lại một lực tác dụng vào ô tô.

b. Lực mà thủ môn tác dụng vào quả bóng và phản lực của quả bóng tác dụng vào tay thủ môn.

c. Lực của gió tác dụng vào cánh cửa và phản lực của cánh cửa tác dụng vào gió.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương