Trắc nghiệm Bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản có đáp án
Trắc nghiệm Bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản có đáp án
-
351 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án C.
Tác động của nội lực biểu hiện thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống, uốn nếp hay đứt gãy, gây ra phun trào núi lửa hay động đất,...
Câu 2:
Đáp án A.
Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) là: Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt,...
Câu 3:
Đáp án B.
Khoáng sản kim loại: Kim loại đen (sắt, mangan, titan, crôm,…); kim loại màu (đồng, chì, kẽm,...).
Câu 4:
Đáp án D.
Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp, đó là: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (hay còn gọi là lõi).
Câu 5:
Đáp án D.
Các địa mảng di chuyển rất chậm, theo hướng tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
Câu 6:
Đáp án A.
Phân loại núi (theo độ cao tuyệt đối):
- Núi thấp: dưới 1000m.
- Núi trung bình: 1000 - 2000m.
- Núi cao: Trên 2000m.
Câu 7:
Đáp án C.
Ngoại lực (ngoại sinh) là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Tác động thông qua phong hóa, xâm thực, vận chuyển, bồi tụ,... Kết quả là san bằng, hạ thấp địa hình. Còn sự nâng lên hay hạ xuống là tác động của nội lực (nội sinh).
Câu 8:
Đáp án D.
Ở nước ta, các loại khoáng sản dầu khí tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ. Còn khoáng sản than tập trung chủ yếu ở Đông Bắc, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh (>90% than tập trung ở tỉnh này).
Câu 9:
Đáp án A.
Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là vận động kiến tạo. Mài mòn, thổi mòn là do tác động của ngoại lực lên bề mặt Trái Đất.
Câu 10:
Đáp án D.
Vành đai lửa Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40 000km, bắt đầu từ phía Tây Nam Mĩ lên tây Hoa Kì kéo sang Nhật Bản, Philippin, Indonesia,…
Câu 11:
Đáp án D.
Vùng đồi bát úp là dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, tập trung chủ yếu ở vùng rìa ven vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta. Tập trung nhiều ở các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên,…
Câu 12:
Đáp án B.
Các phong cảnh ở xung quanh núi lửa có giá trị lớn nhất về du lịch, đất ở xung quanh rất màu mỡ có thể phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, gần núi lửa có thể xây dựng các nhà máy điện nhiệt, khai thác nước khoáng nóng, du lịch nghỉ dưỡng.
Câu 13:
Đáp án B.
Đồi có đặc điểm là địa hình nhô cao, có đỉnh tròn và đồi thoải. Độ cao tương đối không quá 200m. Thường tập trung thành vùng.
Câu 14:
Đáp án C.
Trong Tân kiến tạo, vùng núi Tây Bắc nước ta là khu vực chịu cường độ mạnh nhất của vận động tạo núi Anpơ - Himalaya, cho đến nay các hoạt động kiến tạo vẫn tiếp diễn nhưng với cường độ nhẹ hơn (chủ yếu là dư chấn). Vùng núi Tây Bắc là nơi xảy ra động đất mạnh nhất ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Câu 15:
Đáp án B.
Ở nước ta hang động có nhiều nhất ở tỉnh Quảng Bình với nhiều hang động nổi tiếng bậc nhất như động Phong Nha, Sơn Đoòng, động Thiên Đường,…