Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 7: (có đáp án) Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất, hệ quả (Phần 2)
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 7: (có đáp án) Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất, hệ quả (Phần 2)
-
332 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc:
Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tưởng nối liền hai cực và nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo.
Đáp án: C
Câu 2:
Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?
Trên Trái Đất được chia làm 24 múi giờ, múi giờ số 0 lấy theo khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua.
Đáp án: A
Câu 3:
Nước ta nằm ở khu vực giờ số mấy?
Trên Trái Đất được chia làm 24 múi giờ, múi giờ số 0 lấy theo khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua. Việt Nam nằm ở múi giờ số 7.
Đáp án: A
Câu 4:
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động
Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của mình sinh ra các hệ quả, đó là sự luân phiên ngày – đêm, giờ trên Trái Đất (Trái Đất chia làm 24 múi giờ), lực Cô-ri-ô-lít làm lệch hướng chuyển động của các vật thể.
=> Như vây, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Đáp án: B
Câu 5:
Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?
Giờ GMT được tính theo khu vực giờ gốc -> múi giời số 0 (có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin –uýt thuộc Luân Đôn đi qua).
Đáp án: A
Câu 6:
Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm là
Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm là cùng với hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông và ngược chiều kim đồng hồ.
Đáp án: B
Câu 7:
Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian
Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian một ngày - đêm (24 giờ).
Đáp án: A
Câu 8:
Nhận định nào dưới đây không đúng về lực côriôlít:
Lực côriôlit lực làm lệch hướng chuyển động của tất cả các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất.
- Nếu nhìn theo hướng di chuyển của vật thể thì ở bán cầu Bắc vật chuyển động sẽ lệch về hướng bên phải. Ở bán cầu Nam vật chuyển động sẽ bị lệch về phía bên trái. Lực Côriôlit có tác động ở hai bán cầu là như nhau. Vì vậy các con sông ở bán cầu Nam thường bị lở ở bờ trái do dòng chảy nước bị lực cô-ri-ô-lít làm dòng chảy lệch hường về bờ trái.
=> Nhận xét A, B, D đúng
- Lực cô ri-ô-lít ở cả hai bán cầu là như nhau.
=> Nhận xét C: Lực côriôlit ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc là không đúng.
Đáp án: C
Câu 9:
Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?
Do Trái Đất có dạng hình khối cầu nên tia sáng mặt trời là những đường thẳng song song chỉ chiếu sáng được một nửa (ban ngày), nửa còn lại sẽ bị khuất sau bóng tối (ban đêm).
=> Vì vậy sinh ra ngày và đêm.
Đáp án: D
Câu 10:
Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành:
Ở bán cầu Nam, do chịu tác động của lực Côriôlit => các vật thể chuyển động sẽ bị lệch trái. Do vậy, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành gió Đông Nam.
Đáp án: A
Câu 11:
Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do
Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên các địa điểm ở phía Đông sẽ lần lượt được chiếu sáng sớm hơn các địa điểm ở phía Tây (có ngày đến sớm hơn), vì vậy giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ ở khu vực phía Tây.
Ví dụ: Việt Nam (nằm ở bán cầu Đông) đang là giữa trưa thì ở Niu –Iooc (Mĩ - ở bán cầu Tây) đang là nửa đêm (chênh nhau 12 múi giờ).
Đáp án: B
Câu 12:
Khi Luân Đôn là 4 giờ, thì ở Hà Nội là
Hà Nội (múi giờ số 7) và Luân Đôn (múi giờ số 0) chênh nhau: 7 giờ - 0 giờ = 7 giờ.
- Múi giờ số số 7 nằm ở bên phải múi giờ số 0 nên có giờ đến sớm hơn.
=> Thời gian hiện tại của múi giờ số 7 = Thời gian của múi giờ 0 + số múi giờ chênh lệch
= 4 giờ + 7 giờ = 11 giờ cùng ngày.
=> Khi Luân Đôn đang là 4 giờ thì cùng lúc đó Hà Nội đang là 11 giờ cùng ngày.
Đáp án: A
Câu 13:
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả
Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả sự luân phiên ngày đêm. Các địa điểm lần lượt được chiếu sáng và chìm vào bóng tối, chu kì này kéo dài 24 giờ và lặp đi lặp lại liên tục.
=> Sự phân chia thời gian chiếu sáng hợp lí làm cho nhiệt độ trong ngày tại các địa điểm không quá nóng hay quá lạnh, con người có thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi rất nhịp nhàng, linh hoạt.
Đáp án: A