Trắc nghiệm Bài 23: Bài tập chuyên đề đất và sinh vật trên trái đất có đáp án
Trắc nghiệm Bài 23: Bài tập chuyên đề đất và sinh vật trên trái đất có đáp án
-
251 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?
Đáp án A.
Gió Tín phong (Mậu dịch) là loại gió thổi thường xuyên quanh năm ở đới nóng.
Câu 2:
Thổ nhưỡng là gì?
Đáp án D.
Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
Câu 3:
Trên đại dương cá biển khoảng
Đáp án A.
Ước tính động vật, thực vật ở đại dương có khoảng 200 000 loài, riêng cá biển có khoảng trên 19 000 loài. Chúng sống ở tất cả các tầng trong đại dương, từ vùng biển khơi tới vùng thẳm của đáy đại dương.
Câu 4:
Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu đới ôn hòa?
Đáp án B.
Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: 1 đới nóng; 2 đới ôn hòa; 2 đới lạnh.
Câu 5:
Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của
Đáp án B.
Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của thành phần loài. Số lượng các loài sinh vật không ổn định mà luôn thay đổi, có thể tăng lên hoặc giảm đi do tác động của con người và môi trường sống.
Câu 6:
Thành phần nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất?
Đáp án C.
Các thành phần chính của lớp đất là không khí (25%), nước (25%), chất hữu cơ (5%) và vô cơ (45%). Chất vô cơ chiếm phần lớn trọng lượng của đất bao gồm các hạt cát, hạt sét,… Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên hình thành đất.
Câu 7:
Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào sau đây?
Đáp án D.
Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến nên nước ta nằm ở đới khí hậu nhiệt đới.
Câu 8:
Đặc điểm sinh thái của rừng nhiệt đới là
Đáp án C.
Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến với đặc trưng khí hậu (nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa trung bình trên 1700mm).
Câu 9:
Đất mặn ở nước ta chủ yếu có các loại cây nào sau đây?
Đáp án B.
Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất ngập mặn. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, dọc ven biển.
Câu 10:
Rừng nhiệt đới không có ở khu vực nào sau đây?
Đáp án D.
Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến với một số khu vực tiêu biểu như Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Phi,… Còn Tây Âu thuộc vùng ôn đới chỉ phát triển rừng lá kim, rừng hỗn hợp,… không có rừng nhiệt đới.
Câu 11:
Khu vực nào sau đây có rừng nhiệt đới điển hình nhất trên thế giới?
Đáp án D.
Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên Xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến. Vùng A-ma-dôn (Nam Mĩ) là khu vực có rừng nhiệt đới điển hình nhất trên thế giới. Rừng A-ma-dôn đóng góp 20% lượng oxi cho Trái Đất, được coi là lá phổi xanh của hành tinh,…
Câu 12:
Nhân tố nào sau đây là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất?
Đáp án A.
Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.
Câu 13:
Cây trồng nào sau đây không tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm?
Đáp án C.
Ở miền khí hậu nhiệt đới có các loài cây nhiệt đới tiêu biểu như cao su, cà phê, dừa, điều, tiêu,...
Câu 14:
Cây công nghiệp lâu năm thường được trồng trên loại đất nào sau đây?
Đáp án B.
Đất badan là loại đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,….
Câu 15:
Ở nước ta, rừng khộp phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?
Đáp án A.
Rừng khộp là một kiểu rừng xen cây lá rụng đặc trưng với cây họ Dầu, là rộng chiếm ưu thế ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á (Lào, Thái Lan, Campuchia, Mianma). Ở Việt Nam, rừng khộp phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Ninh Thuận và Bình Thuận.