Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Địa lý Trắc nghiệm Bài mở đầu có đáp án

Trắc nghiệm Bài mở đầu có đáp án

Trắc nghiệm Bài mở đầu có đáp án

  • 553 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Câu hỏi nào được dùng để tìm ra mối quan hệ nhân-quả trong môn Địa lí?

Xem đáp án

Khi trả lời câu hỏi Tại sao, các em phải tìm ra được mối liên hệ và quan hệ giữa các hiện tượng Địa lí, trong đó, một hiện tượng này có thể là mối quan hệ với một số hiện tượng địa lí khác, được gọi là mối quan hệ nhân- quả.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Để trả lời về thuộc tính của đối tượng và hiện tượng mà em tìm hiểu thì sẽ đặt câu hỏi nào?

Xem đáp án

Câu hỏi “Như thế nào?” được đưa ra để tìm ra câu trả lời cho các thuộc tính của đối tượng hay hiện tượng mà em tìm hiểu. Câu hỏi này đòi hỏi em phải chứng minh hay đưa ra các dẫn chứng cho các lập luận của mình. Ví dụ: Khi nói rằng có sự giảm nhiệt độ không khí theo độ cao, câu hỏi như thế nào đòi hỏi em đưa ra con số cụ thể về mức độ giảm nhiệt theo độ cao (trung bình lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6oC.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Công cụ học tập nào trong môn Địa được coi là một kho dữ liệu?

Xem đáp án

Internet là một công cụ học tập rất hữu ích trong môn Địa lí, cho phép các em tìm hiểu các kiến thức địa lí về mọi nơi trên thế giới, về mọi vấn đề mà em quan tâm. Đó là một kho dữ liệu có cả hình ảnh, video, kiến thức phong phú.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Tại sao cần phải nắm chắc các khái niệm cơ bản trong môn Địa lí?

Xem đáp án

Để học tốt môn Địa lí, các em cần nắm chắc các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu trong môn học. Việc nắm vững các khái niệm cơ bản sẽ giúp các em có khả năng giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra hàng ngày trong cuộc sống.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 5:

Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao các em cần phải làm gì?

Xem đáp án

Muốn học Địa lí đạt hiệu quả cao, các em cần phải có hứng thú trong học tập. Địa lí là một môn học tìm tòi và khám phá nên yêu cầu người học phải có đam mê và hứng thú.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Câu chuyện của cô bé Tiu-li Xmít có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Năm 2004, một trận sóng thần khủng khiếp khiến hơn 100 000 người thiệt mạng ở các nước Nam Á. Khi đang dạo chơi trên bãi biển, Tiu-li phát hiện ra những thay đổi kì lạ trên bãi biển và bài học về thảm họa sóng thần trong giờ Địa lí đã lóe lên trong đầu cô bé. Câu chuyện này cho thấy được vai trò quan trọng của việc nắm chắc các kiến thức và kĩ năng địa lí để ứng dụng vào cuộc sống.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 7:

Đâu không phải điều thú vị khi học Địa lí?

Xem đáp án

Học Địa lí có rất nhiều điều thú vị.

- Khám phá nhiều hiện tượng tự nhiên, vùng đất mới lạ.

- Hiểu được ý nghĩa của không gian sống.

- Vì em có thể tự mình giải thích được các hiện tượng tự nhiên.

Do đó, đáp án A,B,C  là những điều phú vị khi học Địa lí, còn đáp án D thì không phải.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 8:

Để học Địa lí tốt cần những công cụ hỗ trợ nào?

Xem đáp án

Để học Địa lí tốt cần phải có các công cụ hỗ trợ đó là Sử dụng bản đồ, sử dụng các thiết bị xác định phương hướng, vị trí, các số liệu thống kê để giúp đỡ khi các em học tập môn Địa lí.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 9:

Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí. Em hãy cho biết kiến thức địa lí không được học ở lớp 5?

Xem đáp án

Ba kiến thức địa lí đã học ở lớp 5

+ Tự nhiên Việt Nam.

+ Dân cư Việt Nam.

+ Kinh tế Việt Nam.

- Kiến thức Nước trên Trái Đất sẽ được học vào chương trình môn Địa lí lớp 6.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 10:

Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí. Em hãy cho biết đâu không nằm trong kiến thức em đã học ở lớp 4?

Xem đáp án

- Ba kiến thức đã học ở lớp 4

+ Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du.

+ Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng.

+ Vùng biển Việt Nam; các đảo, quần đảo.

- Còn nội dung bản đồ-phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất sẽ được học ở chương trình lớp 6.

Đáp án cần chọn là: D


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm