Trắc nghiệm Biển và đại dương có đáp án
-
890 lượt thi
-
26 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tìm 3 lỗi sai trong đoạn văn sau:
Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 33 o/oo . Độ muối của nước trong các biển giống nhau. Ở những biển có nhiều sông chảy vào và độ bốc hơi rất lớn, thường có độ muối lớn.
Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35 o/oo . Độ muối của nước trong các biển không giống nhau. Ở những biển có ít sông chảy vào và độ bốc hơi rất lớn, thường có độ muối lớn.
Đáp án:
* Tìm lỗi:
Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 33 o/ooo/oo . Độ muối của nước trong các biển giống nhau. Ở những biển có nhiều sông chảy vào và độ bốc hơi rất lớn, thường có độ muối lớn.
* Sửa lỗi:
Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35 o/ooo/oo . Độ muối của nước trong các biển không giống nhau. Ở những biển có ít sông chảy vào và độ bốc hơi rất lớn, thường có độ muối lớn.
Câu 2:
Nước biển và đại dương có ....... sự chuyển động.
Nước biển và đại dương có 3 sự chuyển động: Sóng biển, thủy triều và dòng biển.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Thế nào là sóng biển?
Sóng biển là sự chuyển động tại chỗ của các lớp nước trên mặt theo chiều thẳng đứng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Tại sao có sóng biển?
Nguyên nhân sinh ra sóng biển là do tác động của gió. Gió càng to và thời gian thổi càng lâu thì sóng biển càng lớn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái Đất là nguyên nhân sinh ra hiện tượng:
Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:
Gió không ảnh hưởng đến hiện tượng?
- Gió là nguyên nhân sinh ra sóng biển, các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất có ảnh hưởng đến dòng biển.
- Gió ẩm thổi đến một địa phương làm tăng độ ẩm, ảnh hưởng đến lượng mưa của địa phương đó.
- Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái Đất, không phải do gió.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
Thủy triều là:
Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
Nối các ý ở cột A với cột B cho phù hợp:
Thủy triều Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
Dòng biển Do các loại gió thổi thường xuyên.
Sóng biển Do gió
- Nguyên nhân sinh ra:
+ Thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời
+ Dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
+ Sóng biển là do gió thổi.
Đáp án: 1 – b, 2 – c, 3 – a.
Câu 9:
Thủy triều dao động nhiều nhất vào những ngày nào trong tháng?
Thủy triều dao động nhiều nhất vào các ngày: Trăng tròn và không trăng (Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
Chọn X vào ô phù hợp:
ĐÚNG SAI
Sóng biển là hình thức dao động tại chỗ của lớp nước trên mặt biển
Do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái Đất nên sinh ra sóng biển
Gió càng to thì sóng biển càng lớn
Sóng biển chuyển động theo chiều ngang
- Sóng biển: Là sự chuyển động tại chỗ của các lớp nước trên mặt theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió càng to và thời gian thổi càng lâu thì sóng biển càng lớn.
Đáp án:
Đặc điểm |
Đúng |
Sai |
Sóng biển là hình thức dao động tại chỗ của lớp nước trên mặt biển |
X |
|
Do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái Đất nên sinh ra sóng biển |
|
X |
Gió càng to thì sóng biển càng lớn |
X |
|
Sóng biển chuyển động theo chiều ngang |
|
X |
Câu 11:
Tìm 3 lỗi sai trong đoạn văn sau:
Nước biển và đại dương luôn đứng im. Khi nhìn sóng biển, chúng ta đều có cảm giác là sóng chuyển động theo chiều dọc nhưng thực chất sóng biển là sự dao động qua lại của nước biển theo chiều thẳng đứng.
* Tìm lỗi:
Nước biển và đại dương luôn đứng im. Khi nhìn sóng biển, chúng ta đều có cảm giác là sóng chuyển động theo chiều dọc nhưng thực chất sóng biển là sự dao động qua lại của nước biển theo chiều thẳng đứng.
* Sửa lỗi:
Nước biển và đại dương luôn chuyển động. Khi nhìn sóng biển, chúng ta đều có cảm giác là sóng chuyển động theo chiều ngang nhưng thực chất sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
Câu 12:
Tìm 3 lỗi sai trong đoạn văn sau:
Sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều ngang. Sóng biển thường được hình thành do gió. Gió càng to, thì sóng càng nhỏ. Ở nước ta khi có gió mùa tây nam, sóng cao từ 1,5 đên 3 m hoặc hơn nữa.
* Tìm lỗi:
Sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều ngang. Sóng biển thường được hình thành do gió. Gió càng to, thì sóng càng nhỏ. Ở nước ta khi có gió mùa tây nam, sóng cao từ 1,5 đên 3 m hoặc hơn nữa.
* Sửa lỗi:
Sóng biển là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng. Sóng biển thường được hình thành do gió. Gió càng to, thì sóng càng lớn. Ở nước ta khi có gió mùa đông bắc, sóng cao từ 1,5 đên 3 m hoặc hơn nữa.
Câu 13:
Vì sao các dòng biển nóng có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ nước biển của những nơi chúng chảy qua?
Ảnh hưởng của gió Tín Phong
Ảnh hưởng của gió Đông Cực
Ảnh hưởng của biển
Ảnh hưởng của gió Tây Ôn Đới
Dòng biển nóng có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ nước biển của những nơi chúng chảy qua vì dòng biển nóng xuất phát từ các vĩ độ thấp, là nơi hoạt động của gió Tín Phong, gió Tây Ôn Đới và gió mùa đem theo không khí nóng.
Câu 14:
Vào ngày trăng khuyết, thủy triều trên Trái Đất diễn ra như thế nào?
Vào những ngày trăng bán nguyệt đầu tháng hay cuối tháng, lực hút của Mặt Trăng, Mặt Trời lên Trái Đất là ít nhất, nên triều lên ít nhất và cũng xuống ít nhất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15:
Tìm 3 lỗi sai trong đoạn văn sau:
Đại dương thế giới là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 90% diện tích bề mặt Trái Đất bao gồm 3 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Tây Đại Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
* Tìm lỗi:
Đại dương thế giới là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 90% diện tích bề mặt Trái Đất bao gồm 3 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Tây Đại Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
* Sửa lỗi:
Đại dương thế giới là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất bao gồm 4 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 16:
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
“Diện tích đại dương ở bán cầu Bắc nhiều hơn bán cầu Nam”. Đúng hay sai?
Quan sát hình 1, ta thấy nửa cầu Nam diện tích đại dương. Cụ thể, ở bán cầu Bắc diện tích đại dương chiếm 60,6%; ở bán cầu Nam, đại dương chiếm 81,0% diện tích.
Do vậy, nhận định “Diện tích đại dương ở bán cầu Bắc nhiều hơn bán cầu Nam” là Sai.
Câu 17:
Di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta được UNESCO công nhận là:
Ở nước ta, vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18:
Nối các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp:
Thái Bình Dương178,7 triệu km2
Đại Tây Dương91,6 triệu km2
Ấn Độ Dương76,2 triệu km2
Bắc Băng Dương14,8 triệu km2
- Thái Bình Dương: 178,7triệu km2
- Đại Tây Dương: 91,6 triệu km2
- Ấn Độ Dương: 76,2 triệu km2
- Bắc Băng Dương: 14,8 triệu km2
Câu 19:
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Cho nhận định: “Thái Bình Dương là đại dương sâu và rộng nhất thế giới”. Đúng hay sai?
- Thái Bình Dương có diện tích là 178,7 triệu km2 (chiếm 49,5%) diện tích đại dương thế giới.
Đây là đại dương có diện tích lớn nhất thế giới.
- Thái Bình Dương có độ sâu trung bình là: 4280m, độ sâu tối đa lên tới 10911m. Là độ sâu lớn nhất thế giới.
Đáp án: Đúng
Câu 20:
Nước ở biển và đại dương có vị gì?
Nước ở biển và đại dương có vị mặn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21:
Đơn vị đo độ muối của biển là?
Đơn vị tính độ muối: o/oo (phần nghìn).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22:
Nguyên nhân chính khiến chúng ta không dùng nước biển làm nước uống là?
Chúng ta không dùng nước biển làm nước uống, vì hàm lượng muối trong nước biển quá cao. Đa phần nước biển trên thế giới có hàm lượng muối từ 30 - 35o/oo (tức trong 1kg nước biển có 35g muối).
Nếu uống quá nhiều nước biển, dần dần, lượng muối trong cơ thể ngày càng tăng, vượt đến ngưỡng ngộ độc, quá tải cho sự hoạt động của thận, loạn nhịp tim và có thể gây tử vong nhanh chóng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23:
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai
Cho nhận định: “ Vùng biển nhiệt đới có độ muối cao hơn vùng biển ôn đới”. Đúng hay sai?
- Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35 – 36 o/oo.
- Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34 – 35 o/oo.
=>Độ muối ở vùng biển nhiệt đới cao hơn vùng ôn đới.
Câu 24:
Độ mặn của nước biển phụ thuộc vào?
Độ đốc của địa hình
Độ bốc hơi
Lượng nước sông chảy vào
Lượng mưa
Độ mặn của nước biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lượng nước sông chảy vào nhiều hay ít, lượng mưa và độ bốc hơi lớn hay nhỏ, ....
Độ dốc của địa hình không ảnh hưởng nhiều đến độ muối của biển.
Đáp án:
Độ bốc hơi
Lượng nước sông chảy vào
Lượng mưa
Câu 25:
Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới khoảng:
Nhiệt độ trung bình trên biển và đại dương thế giới khoảng: 17 độ C.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26:
Tại sao vùng biển ôn đới thường có độ muối thấp hơn nhiệt đới?
Do độ bốc hơi ở vùng ôn đới thấp hơn
Do vùng ôn đới có lượng nước ít hơn
Sông ở vùng ôn đới chảy chậm hơn nhiệt đới
Vùng ôn đới có lượng mưa lớn và băng tan
Độ mặn của nước biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lượng nước sông chảy vào nhiều hay ít, lượng mưa và độ bốc hơi lớn hay nhỏ, ....
- Ở vùng ôn đới: do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời giảm dần nên quá trình bốc hơi ở vùng ôn đới nhỏ hơn nhiệt đới. Đồng thời, sông ngòi có nguồn nước dồi dào từ nguồn cung cấp do mưa và băng tuyết tan nên nước biển có độ muối thấp.
- Ngược lại, sông ngòi ở miền nhiệt đới rửa trôi mạnh địa hình, mang theo nhiều muối khoáng trên đất liền ra biển, cùng với nhiệt độ cao làm cho lượng bốc hơi mạnh, nên độ muối của biển cao.