IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Địa lý Trắc nghiệm Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới có đáp án

Trắc nghiệm Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới có đáp án

Trắc nghiệm Sự đa dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới có đáp án

  • 319 lượt thi

  • 31 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Những loài vật nào sau đây tồn tại dưới đại dương:

Xem đáp án

Nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên rừng là do cháy rừng và các tác động của con người (khai thác gỗ, lấy củi, phá rừng làm nương rẫy,...)

Đáp án cần chọn là: B


Câu 2:

Trong các sinh vật sau, đâu không phải là động vật biển?

Xem đáp án

Trong tất cả những sinh vật kể trên, san hô, hải sâm, nhím biển là động vật.

Tảo là thực vật biển, không phải động vật.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Tại sao sinh vật biển phong phú và đa dạng?

Xem đáp án

Sinh vật biển phong phú và đa dạng vì môi trường sống ở biển và đại dương ít biến động hơn trên đất liền (Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, cháy rừng, thiếu nguồn thức ăn, con người săn bắn quá mức, ...).

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Sự đa dạng của sinh vật biển không phụ thuộc vào:

Xem đáp án

 Sinh vật dưới biển đa dạng do có sự khác nhau về nhiệt độ, độ muối, áp suất, nồng độ oxy,... không phải do ảnh hưởng của lượng mưa.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 5:

Tôm, cá ngừ, sứa, rùa, .... sinh sống chủ yếu ở:

Xem đáp án

Tôm, cá ngừ, sứa, rùa, ... phân bố chủ yếu ở vùng biển khơi mặt.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 6:

Sinh vật trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở môi trường:

Xem đáp án

Trên Trái Đất, sinh vật phân bố chủ yếu trong môi trường đới nóng, chiếm tới 70% sinh vật.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 7:

Điều kiện để hình thành nên hoang mạc là:

Xem đáp án

Hoang mạc là môi trường có rất ít thực vật, đa phần bề mặt địa hình là cát.

Điều kiện để hình thành hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt (nhiệt độ cao và lượng mưa ít), làm cho quá trình phong hóa đất đá diễn ra mạnh. Đồng thời, với điều kiện khí hậu không thuận lợi, nên sinh vật ở hoang mạc rất hiếm và độc đáo.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 8:

Sinh vật trên Trái Đất không bao gồm:

Xem đáp án

Sinh vật bao gồm cả thực vật, động vật, vi sinh vật và các dạng sống khác.

Khoáng vật không phải là sinh vật, khoáng vật là những nguyên tố hoặc hợp chất hóa học, là thành phần của đá và quặng.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 9:

Những loài vật nào sau đây không sống trên cạn:

Xem đáp án

- Các loài vật sống trên cạn bao gồm: vượn, hươu cao cổ, lợn rừng, voi, linh dương, ngựa vằn, sói, sư tử, lạc đà, ngỗng,...

- Tảo và hải quỳ sống dưới nước (Không sống trên cạn).

Đáp án cần chọn là: B


Câu 10:

Tại sao số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất không ổn định?

Xem đáp án

Số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất không ổn định mà luôn thay đổi, có thể tăng lên hoặc giảm đi do sự tác động của môi trường sống và tác động của con người.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 11:

Lục địa Nam Cực là nơi phân bố chính của loài động vật nào?

Xem đáp án

Lục địa Nam Cực là nơi có khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá quanh năm, do vậy động vật ở đây không nhiều, chủ yếu là chim cánh cụt, hải cẩu, ... Tuy nhiên chúng chủ yếu sống ở ven lục địa và trên các đảo, nơi có nguồn thức ăn phong phú.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 12:

Nơi có khí hậu nóng quanh năm, khô hạn, ít mưa hình thành nên cảnh quan:

Xem đáp án

Nơi có khí hậu nóng quanh năm, khô hạn và ít mưa sẽ không cung cấp đủ lượng nước cho thực vật phát triển nên hình thành cảnh quan hoang mạc.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 13:

Nơi sinh sống của động vật phụ thuộc nhiều nhất vào:

Xem đáp án

Động vật ít phụ thuộc vào điều kiện:

- Khí hậu hay địa hình, vì chúng có khả năng di chuyển từ nơi này đến nơi khác, tìm đến những nơi phù hợp với chúng.

- Đất đai, vì đất không cung cấp thức ăn hay môi trường sống cho đa số động vật.

Trong khi đó, nguồn thức ăn và nguồn nước là điều kiện cần thiết để động vật duy trì sự sống, đảm bảo cho sự tồn tại của chúng nên có vai trò rất quan trọng.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 14:

Tại sao rừng ở môi trường xích đạo và nhiệt đới nhiều tầng tán?

Xem đáp án

Rừng ở môi trường xích đạo và nhiệt đới nhiều tầng tán do khu vực này quanh năm nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng cho cây quang hợp; đồng thời có độ ẩm và lượng mưa rất lớn tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Trong rừng, thực vật ưa sáng sẽ vươn cao đón nắng, thực vật ưa bóng sẽ mọc ở tầng thấp, khuất nắng,... tạo nên cảnh quan rừng rậm rạp, nhiều tầng tán.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 15:

Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Cho nhận định: "Sinh vật biển vô cùng phong phú, đa dạng về số lượng và thành phần loài”. Đúng hay sai?

Xem đáp án

Đúng, ước tính động vật, thực vật ở biển và đại dương có khoảng 200.000 loài, riêng cá biển có khoảng trên 19.000 loài.


Câu 16:

Chọn các đáp án đúng:

Động vật biển rất phong phú và đa dạng về thành phần và số lượng loài

Sinh vật biển sống chủ yếu ở độ sâu 200m dưới biển và đại dương

Nhiệt độ, độ muối, áp suất, ánh sáng,... quyết định đến sự đa dạng của sinh vật biển

Các loài rong và tảo mọc nhiều ở các vùng biển sâu

Xem đáp án

- Động vật biển rất phong phú và đa dạng về thành phần và số lượng loài, đúng.

- Sinh vật biển sống chủ yếu ở độ sâu 200m dưới biển và đại dương, sai. Vì sinh vật biển phân bố ở các tầng của đại dương, có thể xuống đến các độ sâu dưới 6000m.

- Nhiệt độ, độ muối, áp suất, ánh sáng,... quyết định đến sự đa dạng của sinh vật biển, đúng. Vì mỗi loại sinh vật biển có khả năng thích nghi khác nhau.

- Các loài rong và tảo mọc nhiều ở các vùng biển sâu, sai. Rong và tảo chủ yếu phân bố ở gần bờ biển.

Đáp án:

- Động vật biển rất phong phú và đa dạng về thành phần và số lượng loài

- Nhiệt độ, độ muối, áp suất, ánh sáng,... quyết định đến sự đa dạng của sinh vật biển


Câu 17:

Nối các ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp

Từ 0 – 200ma. Vùng biển khơi sâu

Từ 200 – 1000mb. Vùng biển khơi mặt

Từ 1000 – 4000mc. Vùng biển khơi sâu thẳm

Từ 4000 – 6000md. Vùng biển khơi trung

Dưới 6000me. Vùng đáy vực thẳm

Xem đáp án

- Từ 0 – 200m: Vùng biển khơi mặt

- Từ 200 – 1000m: Vùng biển khơi trung

- Từ 1000 – 4000m: Vùng biển khơi sâu

- Từ 4000 – 6000m: Vùng biển khơi sâu thẳm

- Dưới 6000m: Vùng đáy vực thẳm

Đáp án: 1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 – c, 5 – e.


Câu 18:

“Tài nguyên biển Việt Nam đang có nguy cơ cạn kiệt và suy thoái”. Theo em, có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?

Ô nhiễm môi trường nước biển

Nhiệt độ trong các biển nóng lên

Con người khai thác qua mức

Nguồn thức ăn trong các biển giảm

Xem đáp án

Nguyên nhân làm cho tài nguyên sinh vật biển của Việt Nam suy giảm là do ô nhiễm môi trường nước và sự khai thác quá mức của con người.

Đáp án:

- Ô nhiễm môi trường nước biển

- Con người khai thác qua mức


Câu 19:

Tích vào ô tương ứng:

Cần làm gì để duy trì và phát triển sự đa dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật biển?

ĐÚNG SAI

Sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính chất hủy diệt (thuốc nổ)

Nghiên cứu sự đa dạng và nhân giống các loại hải sản

Nuôi trồng các loại hải sản ven biển

Bảo vệ môi trường nước biển sạch sẽ, trong lành

Xem đáp án

* Giải pháp để bảo vệ sự đa dạng của sinh vật biển:

- Nghiên cứu sự đa dạng và nhân giống các loại hải sản, sau đó thả lại vào môi trường biển để chúng tiếp tục sinh trưởng: bằng cách này, ta vừa khai thác vừa đảm bảo nguồn thủy hải sản không bị cạn kiệt.

- Nuôi trồng các loại hải sản ven biển: góp phần hạn chế việc đánh bắt và chủ động nguồn thực phẩm.

- Bảo vệ môi trường nước biển sạch sẽ, trong lành: khỏi rác thải, chất thải tàu thuyền, váng dầu, nước thải sinh hoạt – công nghiệp trên đất liền ... từ đó tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển....v... v...

* Sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính chất hủy diệt (thuốc nổ): không phải giải pháp bảo vệ sự đa dạng của sinh vật biển.

Đáp án:

Giải pháp

Đúng

Sai

Sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính chất hủy diệt (thuốc nổ)

 

X

Nghiên cứu sự đa dạng và nhân giống các loại hải sản

X

 

Nuôi trồng các loại hải sản ven biển

X

 

Bảo vệ môi trường nước biển sạch sẽ, trong lành

X

 


Câu 20:

Kéo các đáp án vào ô tương ứng

Hoang mạc

Địa y

Rừng hỗn giao

Rừng lá kim

Xavan

Đồng rêu

Đới nóng   Đới ôn hòa   Đới lạnh

Xem đáp án

- Đới nóng: Nơi phân bố của rừng rậm nhiệt đới, hoang mạc, xavan,...

- Đới ôn hòa: Nơi phân bố của rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, ...

- Đới lạnh: Nơi phân bố của thảm thực vật đài nguyên (đồng rêu, địa y,...)

Đáp án:

Đới nóng

Đới ôn hòa

Đới lạnh

- Hoang mạc

- Xavan

- Rừng lá kim

- Rừng hỗn giao

- Địa y

- Đồng rêu


Câu 21:

Chọn các đáp án đúng:

Những sinh vật sinh sống trong môi trường hoang mạc:

Đà điểu

Bọ cạp

Xương rồng

Lạc đà

Xem đáp án

Hoang mạc là nơi có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, khô hạn, do vậy có rất ít sinh vật sinh sống. Chủ yếu là lạc đà, xương rồng, bọ cạp, một số loài bò sát khác,....

Đáp án:

- Bọ cạp

- Xương rồng

- Lạc đà


Câu 22:

Kéo các đáp án vào ô tương ứng:

Khỉ                            Linh dương    Ngựa vằn

Sóc                            Sư tử              Vẹt

Rừng rậm nhiệt đới   Thảo nguyên

Xem đáp án

- Rừng rậm nhiệt đới có các sinh vật: Khỉ, sóc, vẹt

- Thảo nguyên có các sinh vật: linh dương, ngựa vằn, sư tử.

Đáp án:

Rừng rậm nhiệt đới

Thảo nguyên

Khỉ, sóc, vẹt

Linh dương, ngựa vằn, sư tử


Câu 23:

Chọn các đáp án đúng

Tại sao lạc đà có thể sinh sống với điều kiện khí hậu của sa mạc?

Có lớp mỡ và lớp lông dày, không thấm nước

Tích trữ mỡ và chất dinh dưỡng trong bướu

Lớp da có vảy, dày, ngăn sự thoát mồ hôi

Chịu khát giỏi, có khả năng hạn chế toát mồ hôi

Xem đáp án

* Sa mạc là cảnh quan xuất hiện ở nơi có khí hậu khô và nóng, do vậy lạc đà có những đặc điểm của cơ thể để thích nghi với môi trường đó, điển hình như:

- Có khả năng tích trữ mỡ và chất dinh dưỡng trong bướu

- Chịu khát giỏi, hạn chế được sự toát mồ hôi của cơ thể,...

* Những đặc điểm khác không đúng với lạc đà như:

- Lớp mỡ, lớp lông dày, không thấm nước: không phù hợp với kiểu khí hậu nóng và khô hạn.

- Lớp da có vảy, dày, ngăn sự thoát mồ hôi: đây cũng là một cách thích nghi với khí hậu nóng, nhưng không có ở lạc đà.

Đáp án:

- Tích trữ mỡ và chất dinh dưỡng trong bướu

- Chịu khát giỏi, có khả năng hạn chế toát mồ hôi


Câu 24:

Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Cho nhận định: “Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật”. Đúng hay sai?

Xem đáp án

Đúng, vì động vật có khả năng di chuyển từ nơi này đến nơi khác, nếu khí hậu không phù hợp với khả năng tồn tại của động vật, chúng sẽ di chuyển.

Ví dụ, ở nước ta, có một số loài chim có tập tính di cư theo mùa. Nơi sinh sống của chúng ở khu vực phía bắc nhưng có tập tính di cư vào mùa đông, xuống phía nam. Do khí hậu và thời tiết thay đổi, lạnh hơn và khan hiếm thức ăn. Chúng di cư xuống các vùng phía nam để tránh rét và tìm nguồn thức ăn phong phú.

Đáp án: Đúng


Câu 25:

Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Cho nhận định: “Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của môi trường sống”. Đúng hay sai?

Xem đáp án

Sai, vì môi trường sống của sinh vật được giới hạn trong 3 môi trường chính: trong đất, trong nước và trong không khí. Tuy nhiên, số lượng và thành phần loài sinh vật phân bố trong ba môi trường trên mới là căn cứ chứng minh sự đa dạng của sinh vật.

Đáp án: Sai


Câu 26:

Chọn những đáp án đúng:

Nguyên nhân khiến một số loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng là:

Con người khai thác quá mức

Lượng thức ăn và nguồn nước cạn kiệt

Khí hậu biến đổi dần lạnh hơn

Môi trường sống bị ô nhiễm

Xem đáp án

Có nhiều nguyên nhân khiến cho sinh vật trên Trái Đất dần cạn kiệt, suy thoái nghiêm trọng về số lượng và thành phần loài. Nguyên nhân chủ yếu từ việc:

- Con người khai thác và đánh bắt quá mức: như nguồn lợi thủy – hải sản, rừng (các loại gỗ quý), tê giác (lấy sừng,...), gấu lấy mật,...

- Môi trường sống của sinh vật bị đe dọa (do cháy rừng, do con người chặt phá,...) hoặc bị ô nhiễm như nguồn nước, đất,...

- Nguồn thức ăn và nguồn nước sạch dần khan hiếm, ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài sinh vật dưới nước.

Đáp án:

- Con người khai thác quá mức

- Lượng thức ăn và nguồn nước cạn kiệt

- Môi trường sống bị ô nhiễm


Câu 27:

Thực vật ở môi trường đới lạnh có đặc điểm:

Xem đáp án

Đới lạnh là nơi có khí hậu lạnh, ít nắng, chỉ có nhiệt độ ấm áp vào mùa xuân – hạ nên thực vật nghèo nàn, chủ yếu là rêu và địa y mọc thành từng mảng.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 28:

Tìm ba lỗi sai trong đoạn văn sau:

Sinh vật trên Trái Đất rất nghèo nàn. Sinh sống ở cả ba môi trường: trong đất, trong nước, trong chân không. Đa phần sinh vật trên đất liền phân bố chủ yếu ở môi trường nhiệt đới, do có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.

Xem đáp án

Sinh vật trên Trái Đất rất đa dạng. Sinh sống ở cả ba môi trường: trong đất, dưới nước, trong không khí. Đa phần sinh vật trên đất liền phân bố chủ yếu ở môi trường nhiệt đới, do có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.

Đáp án:

* Tìm lỗi sai:

Sinh vật trên Trái Đất rất nghèo nàn. Sinh sống ở cả ba môi trường: trong đất, trong nước, trong chân không. Đa phần sinh vật trên đất liền phân bố chủ yếu ở môi trường ôn đới, do có khí hậu nóng, nhiều nắng, mưa nhiều.

* Sửa lỗi:

Sinh vật trên Trái Đất rất đa dạng. Sinh sống ở cả ba môi trường: trong đất, dưới nước, trong không khí. Đa phần sinh vật trên đất liền phân bố chủ yếu ở môi trường nhiệt đới, do có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.


Câu 29:

Tìm 3 lỗi sai trong đoạn văn sau:

Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên vòng cực, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến.

Được mệnh danh là “lá gan xanh” của Trái Đất và chiếm hơn một nửa số loài trên Trái Đất.Rừng nhiệt đới có cấu trúc tầng tán phức tạp, đó là do nguồn ánh sáng, nhiệt ẩm thấp đất cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các loài cây phát triển.

Xem đáp án

Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến. Được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái Đất và chiếm hơn một nửa số loài trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới có cấu trúc tầng tán phức tạp, đó là do nguồn ánh sáng, nhiệt ẩm lớn, đất cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các loài cây phát triển.

Đáp án:

* Tìm lỗi:

Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên vòng cực, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến. Được mệnh danh là “lá gan xanh” của Trái Đất và chiếm hơn một nửa số loài trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới có cấu trúc tầng tán phức tạp, đó là do nguồn ánh sáng, nhiệt ẩm thấp, đất cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các loài cây phát triển.

* Sửa lỗi:

Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến. Được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái Đất và chiếm hơn một nửa số loài trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới có cấu trúc tầng tán phức tạp, đó là do nguồn ánh sáng, nhiệt ẩm lớn, đất cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các loài cây phát triển.


Câu 30:

Tìm 3 lỗi sai trong đoạn văn sau:

Rừng nhiệt đới phân bố ở nơi có khí hậu: nhiệt độ trung bình năm dưới 21oC, lượng mưa trung bình năm từ 1000 – 1500mm. Rừng gồm nhiều tầng, trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt,...Tùy theo sự phân bố lượng mưa trong năm, rừng nhiệt đới

được chia thành hai kiểu chính: rừng khô nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.

Xem đáp án

Rừng nhiệt đới phân bố ở nơi có khí hậu: nhiệt độ trung bình năm trên 21oC, lượng mưa trung bình năm trên 1700mm. Rừng gồm nhiều tầng, trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt,...Tùy theo sự phân bố lượng mưa trong năm, rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính: rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.

Đáp án:

* Tìm lỗi:

Rừng nhiệt đới phân bố ở nơi có khí hậu: nhiệt độ trung bình năm dưới 21oC, lượng mưa trung bình năm từ 1000 – 1500mm. Rừng gồm nhiều tầng, trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt,...Tùy theo sự phân bố lượng mưa trong năm, rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính: rừng khô nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.

* Sửa lỗi:

Rừng nhiệt đới phân bố ở nơi có khí hậu: nhiệt độ trung bình năm trên 21oC, lượng mưa trung bình năm trên 1700mm. Rừng gồm nhiều tầng, trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt,...Tùy theo sự phân bố lượng mưa trong năm, rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính: rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.


Câu 31:

Kéo các đáp án vào ô tương ứng:

Đới nóng- Hoang mạc

- Xavan

Đới ôn hòa- Rừng lá kim

- Rừng hỗn giao

Đới lạnh- Địa y

- Đồng rêu

Xem đáp án

- Đới nóng: Nơi phân bố của rừng rậm nhiệt đới, hoang mạc, xavan,...

- Đới ôn hòa: Nơi phân bố của rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, ...

- Đới lạnh: Nơi phân bố của thảm thực vật đài nguyên (đồng rêu, địa y,...)


Bắt đầu thi ngay