Trắc nghiệm Bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt đồ và lượng mưa có đáp án
Trắc nghiệm Bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt đồ và lượng mưa có đáp án
-
380 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án B.
Độ nóng lạnh của không khí được gọi là nhiệt độ không khí. Dụng cụ để đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế.
Câu 2:
Đáp án C.
Đặc điểm tầng đối lưu
- Giới hạn: dưới 16km.
- Tập trung 90% không khí.
- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm, chớp,…
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.
Câu 3:
Đáp án A.
Mặt Trời là nguồn chính cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất.
Câu 4:
Đáp án A.
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.
Câu 5:
Đáp án B.
Nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến =>Nước ta nằm ở đới khí hậu nhiệt đới (cụ thể là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa).
Câu 6:
Đáp án C.
Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Trong đó, con người cần có một số biện pháp như trồng nhiều cây xanh quanh khu dân cư, tiết kiệm điện, nước, giảm thiểu chất thải, trồng rừng,...
Câu 7:
Đáp án D.
Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm: 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.
Câu 8:
Đáp án B.
Khí hậu là nhân tố tự nhiên rất quan trọng có liên quan trực tiếp tới đời sống và sản xuất của con người cũng như các thành phần tự nhiên khác.
Câu 9:
Đáp án A.
Hơi nước chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,…
Câu 10:
Đáp án B.
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.
Câu 11:
Đáp án C.
Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc với tính chất khô, lạnh đầu mùa và lạnh, ẩm vào cuối mùa; Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam với tính chất nóng, ẩm.
Câu 12:
Đáp án A.
Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ được thể hiện qua việc mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến; Mưa nhiều ở ôn đới và mưa ít ở cực.
Câu 13:
Đáp án B.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, biểu hiện như sạt lở bờ biển, hạn hán, nước biển dâng làm mất 1 phần diện tích,... đặc biệt là các tỉnh giáp biển như Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu,...
Câu 14:
Đáp án A.
- Tính nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.
- Áp dụng công thức, ta có nhiệt độ TB = (20 + 23 + 28 + 25) : 4 = 240C.
Câu 15:
Đáp án D.
Dựa vào dữ liệu đầu bài và biết rằng cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60C, ta có:
- Số độ giảm khi đi từ chân núi lên đỉnh núi là: (3143m x 0,6)/100 = 18,90C.
- Nhiệt độ thực ở đỉnh núi vào ngày 17/5/2020 là: 380C - 18,90C = 19,10C.
=>Thời điểm 13h chiều, nhiệt độ đo được ở chân núi phan-xi-păng (3143m) là 380C thì ở đỉnh núi cùng thời điểm là 19,10C.