Nước muối sinh lí thường chia làm hai loại: loại dùng để tiêm truyền tĩnh mạch
Giải Hóa 10 Bài 22 - Kết nối tri thức: Hydrogen halide. Muối halide
Câu hỏi 8 trang 116 Hóa học 10: Nước muối sinh lí thường chia làm hai loại: loại dùng để tiêm truyền tĩnh mạch và loại dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương.
a) Loại nào cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ?
b) Để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng làm nước súc miệng thì cần bao nhiêu gam muối ăn?
Lời giải:
a) - Loại nước muối sinh lí dùng để tiêm vào tĩnh mạch cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì khi tiêm vào tĩnh mạch thì nước muối trực tiếp đi vào máu và đi khắp cơ thể, nếu không vô trùng tuyệt đối sẽ làm cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, rất nguy hiểm.
- Còn nước muối để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương thường để loại bỏ chất bẩn trên bề mặt nên không cần vô trùng tuyệt đối.
b) Nước muối (natri clorid) được pha chế với tỷ lệ 0,9%
1 lít nước cất tương đương với 1 kg nước cất
⇔ m muối ăn = 0,009 kg = 9 gam
Vậy để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng làm nước súc miệng thì cần khoảng 9 gam muối ăn.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 113 Hóa học 10: Nêu xu hướng biến đổi độ dài liên kết trong dãy HX...
Hoạt động 1 trang 113 Hóa học 10: Dung dịch HCl tác dụng với kim loại...
Hoạt động 2 trang 114 Hóa học 10: Dung dịch HCl tác dụng với muối NaHCO3 rắn...
Bài viết liên quan
- Cho biết vai trò của NaBr và NaI khi tham gia phản ứng với sulfuric acid đặc
- Vì sao không dùng trực tiếp nước biển làm nước uống, nước tưới cây
- Liên kết trong phân tử nào sau đây có độ phân cực lớn nhất
- Trong nhóm halogen, từ F đến I, bán kính nguyên tử biến đổi theo chiều nào
- Trong dãy đơn chất từ F2 đến I2, chất có tính oxi hoá mạnh nhất là