Bài 4: sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại có đáp án
-
457 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử, xác định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa, là cơ sở để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di sản đó. (SGK - Trang 19)
Câu 2:
Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là hoạt động
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị những di sản của thời trước để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau. (SGK - Trang 19)
Câu 3:
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:
- Nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.
- Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc, đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội. (SGK - Trang 19)
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:
- Nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.
- Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc, đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội. (SGK - Trang 19)
Câu 5:
Chủ thể đóng vai trò bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Con người chính là chủ thể đóng vai trò bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Những hoạt động bảo tồn và phát huy di sản của con người sẽ giúp gìn giữ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
Câu 6:
Tổ chức nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị của các di sản trên thế giới?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hợp Quốc. Một trong những chức năng của tổ chức này là bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới.
Câu 7:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Sử học cung cấp chất liệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực văn hóa. Sử học góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa. (SGK - Trang 20)
Câu 8:
Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa cung cấp những thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn. (SGK - Trang 20)
Câu 9:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Sử học có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Câu 10:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa:
- Cung cấp chất liệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực văn hóa.
- Góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa. (SGK - Trang 20)
Sử học không quảng bá rộng rãi thành tựu của các ngành công nghiệp văn hóa.
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học:
- Cung cấp những thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn.
- Đặt ra nhu cầu xã hội và nhu cầu nội tại của công nghiệp văn hóa thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản. (SGK - Trang 20)
Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa không đề xuất chiến lược phát triển cho ngành Sử học.
Câu 12:
Di sản văn hóa là sản phẩm của
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Di sản văn hóa là sản phẩm của lịch sử. (SGK - Trang 21)
Câu 13:
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Các di tích lịch sử - văn hóa là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. (SGK - Trang 21)
Câu 14:
Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa:
- Là nguồn động lực thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử - di sản văn hóa của địa phương, dân tộc.
- Vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử,... (SGK - Trang 22)
Câu 15:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa:
- Là nguồn động lực thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử - di sản văn hóa của địa phương, dân tộc.
- Vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử,... (SGK - Trang 22)