Trắc nghiệm Sử 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đáp án
Trắc nghiệm Sử 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đáp án
-
646 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo những nghĩa nào?
Đáp án đúng là: A
Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo hai nghĩa: dân tộc - quốc gia (bao gồm toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước - dân tộc Việt Nam) và dân tộc - tộc người (những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác dân tộc như dân tộc Kinh, dân tộc Mường,…). (SGK - Trang 123)
Câu 2:
Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành mấy nhóm?
Đáp án đúng là: A
Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành hai nhóm: dân tộc đa số và dân tộc thiểu số (dựa vào số dân của từng dân tộc theo tổng điều tra dân số toàn quốc). (SGK - Trang 123)
Câu 3:
Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
Đáp án đúng là: C
Hiện nay ở Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm số dân lớn nhất (hơn 80% dân số). (SGK - Trang 124)
Câu 4:
Hiện nay, ở Việt Nam có bao nhiêu ngữ hệ?
Đáp án đúng là: C
Hiện nay, ở Việt Nam có năm ngữ hệ, bao gồm: ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Thái - Ka-đai, ngữ hệ Mông - Dao, ngữ hệ Nam Đảo và ngữ hệ Hán - Tạng. (SGK - Trang 125)
Câu 5:
Hiện nay, ở Việt Nam có bao nhiêu nhóm ngôn ngữ?
Đáp án đúng là: D
Hiện nay, ở Việt Nam có tám nhóm ngôn ngữ, đó là Việt - Mường, Môn - Khơ-me, Tày - Thái, Ka-đai, Mông - Dao, Ma-lay-ô - Pô-li-nê-di, Hán (hoặc Hoa) và Tạng - Miến. (SGK - Trang 125)
Câu 6:
Hoạt động kinh tế chính của người Kinh là
Đáp án đúng là: C
Do cư trú chủ yếu ở đồng bằng nên sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước, là hoạt động kinh tế chính của người Kinh. (SGK - Trang 126)
Câu 7:
Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
Đáp án đúng là: A
Cả người Kinh và các dân tộc ở Việt Nam đều có hoạt động canh tác cây lúa và các loại cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn,… Tuy nhiên, người Kinh chủ yếu canh tác ở đồng bằng, còn các dân tộc thiểu số chủ yếu canh tác ở nương rẫy, ruộng bậc thang, thung lũng chân núi. (SGK - Trang 126)
Câu 8:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Việt?
Đáp án đúng là: D
Vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Việt:
- Đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước.
- Tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu.
- Cải thiện đời sống và đem lại việc làm cho người dân. (SGK - Trang 127)
Nghề thủ công không phải là động lực chính để phát triển kinh tế.
Câu 9:
Bữa ăn truyền thống của người Kinh bao gồm
Đáp án đúng là: B
Bữa ăn truyền thống của người Kinh bao gồm cơm, rau, cá. (SGK - Trang 128)
Câu 10:
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu vận chuyển đồ bằng
Đáp án đúng là: A
Ở miền núi, do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, hẹp, cư dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi. Một số dân tộc biết thuần dưỡng súc vật (trâu, ngựa, voi,…) và sử dụng các loại xe, thuyền để đi lại và vận chuyển hàng hóa, đồ đạc. (SGK - Trang 131)
Câu 11:
Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của người Kinh?
Đáp án đúng là: D
Tín ngưỡng bản địa của người Kinh bao gồm vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng, thờ Mẫu, thờ Thành hoàng làng,… (SGK - Trang 132)
Thờ Chúa là hoạt động tôn giáo được du nhập từ bên ngoài vào Việt Nam.
Câu 12:
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn duy trì tín ngưỡng nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều đang duy trì tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô tem giáo,... ở các mức độ đậm, nhạt khác nhau.
Các phương án còn lại là các hoạt động tôn giáo. (SGK - Trang 132)
Câu 13:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về lễ hội của người Kinh?
Đáp án đúng là: C
Người Kinh sáng tạo, duy trì và phát triển hệ thống lễ hội đa dạng và phong phú, gồm lễ hội liên quan đến các tín ngưỡng dân gian, lễ hội tôn giáo, lễ hội tưởng nhớ các anh hùng dân tộc. Lễ hội của người Kinh thường mang đậm tính truyền thống. Về thời gian, lễ hội diễn ra quanh năm. Về quy mô, lễ hội của người Kinh cũng khá đa dạng, từ các lễ hội của cộng đồng làng đến lễ hội của vùng, quốc gia, quốc tế. (SGK - Trang 133)
Câu 14:
Lễ hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu được tổ chức với quy mô như thế nào?
Đáp án đúng là: A
Lễ hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu được tổ chức với quy mô làng/bản và tộc người. (SGK - Trang 134)
Câu 15:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?
Đáp án đúng là: A
Đời sống tinh thần của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phong phú. Bên cạnh việc giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống mang bản sắc dân tộc, các dân tộc ở Việt Nam cũng không ngừng giao lưu, tiếp thu và phát triển những giá trị, những thành tố văn hóa tiên tiến, phù hợp từ bên ngoài (ở cả phương Đông và phương Tây). (SGK - Trang 135)