Đề kiểm tra 1 tiết Chương 3: Phong trào công nhân Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 3 (Phần 3 - Đề 1)
-
855 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 7:
Hãy trình bày sự ra đời và tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp vô sản có tác dụng như thế nào?
* Sự ra đời và tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp:
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.
- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản.
- Đời sống của giai cấp công nhân:
+ Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.
+ Lao động vất vả, những đồng lương chết đói, luôn bị đe dọa sa thải.
- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.
- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thức đấu tranh tự phát.
* Tác dụng:
- Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản.
- Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh.
- Thành lập được tổ chức công đoàn.
Câu 8:
Nêu những ưu điểm và hạn chế của các cuộc khởi nghĩa công nhân ở Anh, PHáp, Đức nửa đầu thế kỷ XIX?
- Thể hiện tinh thần đấu tranh của giai cấp công nhân.
- Ý thức giác ngộ và sự đoàn kết của công nhân được nâng cao.
- Phong trào đấu tranh đã có mục tiêu rõ ràng.
* Hạn chế:
- Chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
- Chưa có sự liên hệ phong trào đấu tranh giữa các nước với nhau.