Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 10. Cơ sở hình thành văn minh đông nam á thời Cổ - Trung đại có đáp án
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Bài 10. Cơ sở hình thành văn minh đông nam á thời Cổ - Trung đại có đáp án
-
634 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương nào?
Đáp án đúng là: A
Khu vực Đông Nam Á được coi là “ngã tư đường” giao thông quốc tế (là cầu nối giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương; giữa lục địa Á - Âu với châu Úc)
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: B
Hiện nay, Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không tiếp giáp với biển.
Câu 3:
Phần lớn các nước Đông Nam Á đều tiếp giáp với biển nên có điều kiện thuận lợi để phát triển
Đáp án đúng là: C
Phần lớn các nước Đông Nam Á đều tiếp giáp với biển nên có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đi biển và buôn bán đường biển. Biển cũng tạo đường giao thương cho các nước trong khu vực, đồng thời nối liền Đông Nam Á với các tuyến đường thương mại hàng hải quốc tế.
Câu 4:
Ở Đông Nam Á, nghề nông trồng lúa nước phát triển do có
Đáp án đúng là: C
Ở Đông Nam Á, nghề nông trồng lúa nước phát triển do có nhiều sông lớn, đồng bằng châu thổ màu mỡ.
Câu 5:
Cư dân Đông Nam Á là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng tộc nào?
Đáp án đúng là: D
Cư dân Đông Nam Á là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng tộc Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.
Câu 6:
Nhận xét nào sau đây đúng về thành phần cư dân, tộc người ở Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: A
- Cư dân Đông Nam Á được cho là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng tộc: Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít, sinh ra tiểu chủng Môn-gô-lô-ít phương Nam.
- Từ tiểu chủng Môn-gô-lô-ít phương Nam này lại chia thành 2 nhánh (còn gọi là 2 loại hình nhân chủng), gồm: nhánh Nam Á và nhánh Anh-đô-nê-diêng
- Từ mỗi loại hình nhân chủng trên lại có sự cộng huyết, hòa huyết với nhau, hình thành nên nhiều tộc người khác nhau.
=> Do đó, thành phần dân cư và tộc người ở Đông Nam Á rất phong phú.
Câu 7:
Những tôn giáo nào của Ấn Độ đã du nhập vào Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: D
Hin-đu giáo và Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á và để lại những dấu ấn sâu đậm trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, đời sống tinh thần của cư dân.
Câu 8:
Trên cơ sở sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, cư dân Campuchia đã sáng tạo ra tác phẩm nào?
Đáp án đúng là: C
Trên cơ sở sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, cư dân Campuchia đã sáng tạo ra tác phẩm Riêm Kê.
Câu 9:
Cư dân Lào sáng tạo ra tác phẩm Phạ Lắc Phạ Lam trên cơ sở của bộ sử thi nào dưới đây?
Đáp án đúng là: B
Cư dân Lào sáng tạo ra tác phẩm Phạ Lắc Phạ Lam trên cơ sở của bộ sử thi Ra-ma-ya-na.
Câu 10:
Cư dân Đông Nam Á đã có sự tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Ấn Độ ngay từ
Đáp án đúng là: A
Từ khoảng đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã có sự tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ thông qua các thương nhân và nhà truyền đạo.
Câu 11:
Văn hóa Ấn Độ được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?
Đáp án đúng là: B
Từ khoảng đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã có sự tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ thông qua các thương nhân và nhà truyền đạo.
Câu 12:
Học thuyết tư tưởng nào của Trung Quốc đã được truyền bá vào Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: C
Các quốc gia Đông Nam Á đã có sự tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên. Nho giáo, Đạo giáo và nhiều học thuyết tư tưởng khác của Trung Quốc đã được truyền bá vào Đông Nam Á.
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại?
Đáp án đúng là: D
Văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại được hình thành dựa trên các cơ sở về:
+ Điều kiện tự nhiên
+ Cư dân, tộc người và tổ chức xã hội.
+ Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc.
Câu 14:
Cư dân các quốc gia Chăm-pa, Cam-pu-chia,… đã sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở tiếp thu
Đáp án đúng là: B
Cư dân các quốc gia Chăm-pa, Cam-pu-chia,… đã sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn của Ấn Độ.
Câu 15:
Tác phẩm văn học nào của Ấn Độ có ảnh hưởng sâu rộng tại khu vực Đông Nam Á?
Đáp án đúng là: C
Sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ có ảnh hưởng sâu rộng tại khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở tiếp thu tác phẩm văn học này, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm của riêng mình, như: Riêm Kê (Campuchia), Ra-ma Khiên (Thái Lan), Phạ Lắc Phạ Lam (Lào),…