Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước (phần 1) (có đáp án)
-
772 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quốc gia cổ đại đầu tiên trên đất nước ta là
Quốc gia cổ đại đầu tiên trên đất nước ta là nước Văn Lang.
Câu 2:
Người Việt cổ thời kì Văn Lang - Âu Lạc chủ yếu phát triển nền kinh tế
Người Việt cổ thời kì Văn Lang - Âu Lạc chủ yếu phát triển nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 3:
Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là
Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là văn minh sông Hồng.
Câu 4:
Thành tựu nào dưới đây không thuộc văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
Chữ Nôm không phải là thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
Câu 5:
Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam?
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc là nền văn minh đầu tiên của nước ta, do đó phương án là nền văn minh thứ hai của người Việt là đáp án của câu hỏi.
Câu 6:
Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống phong kiến phương Bắc là
Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống phong kiến phương Bắc là khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
Câu 7:
Cuộc khởi nghĩa nào đã khiến nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc?
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (905) giành thắng lợi đã khiến nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc.
Câu 8:
Dấu mốc chấm dứt hoàn toàn thời Bắc thuộc, mở đầu thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của nước ta là
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã đánh dấu mốc chấm dứt hoàn toàn thời Bắc thuộc, mở đầu thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của nước ta.
Câu 9:
Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở nước ta được hoàn chỉnh vào thế kỉ nào?
Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở nước ta được hoàn chỉnh vào thế kỉ XV, dưới triều vua Lê Thánh Tông.
Câu 10:
Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở nước ta được hoàn chỉnh dưới triều đại nào?
Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở nước ta được hoàn chỉnh dưới triều Lê sơ.
Câu 11:
Bộ luật thành văn mang tính dân tộc sâu sắc của chế độ phong kiến Việt Nam là
Bộ luật thành văn mang tính dân tộc sâu sắc của chế độ phong kiến Việt Nam là luật Hồng Đức dưới thời Lê sơ.
Câu 12:
Các triều đại phong kiến Việt Nam đề cao Nho giáo nhằm mục đích gì?
Vì tư tưởng Nho giáo phục vụ đắc lực cho sự duy trì nhà nước phong kiến tập quyền nên các triều đại phong kiến Việt Nam đều đề cao Nho giáo để duy trì trật tự xã hội để dễ bề cai trị và góp phần giữ vững kỉ cương phép nước.
Câu 13:
Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ X – XV?
Thời Lê sơ, nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với nước ngoài. Do đó, phương án thời Lê, nhà nước khuyến khích ngoại thương phát triển không phản ánh tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ X – XV.
Câu 14:
Nền giáo dục phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời nào?
Nền giáo dục phong kiến Việt Nam phát triển thịnh đạt nhất vào thời Lê sơ.
Câu 15:
Nho giáo ở nước ta phát triển nhất dưới triều vua
Nho giáo ở nước ta phát triển nhất dưới triều vua Lê Thánh Tông với sự hoàn chỉnh của bô máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua.
Câu 16:
Sự ra đời của nền giáo dục dân tộc được đánh dấu bằng sự kiện
Sự ra đời của nền giáo dục dân tộc được đánh dấu bằng sự kiện tổ chức khoa thi đầu tiên năm 1075. Từ đó, giáo dục trở thành nguồn quan trọng để đào tạo nhân tài cho đất nước.