Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi học kì 1 Vật lí 9 có đáp án (Đề 12)

  • 3327 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Công thức nào sau đây là hệ thức của định luật Ôm:
Xem đáp án

Đáp án A

Hệ thức của định luật Ôm:  I=UR


Câu 2:

Khi đặt một hiệu điện thế U = 13V vào hai đầu đoạn mạch có điện trở R = 80 Ω. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch này là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức định luật Ôm I=UR

Giải chi tiết:

Áp dụng công thức định luật Ôm :I=UR=1380=0,1625A


Câu 3:

Sử dụng hiệu điện thế nào sau đây khi làm thí nghiệm là an toàn đối với cơ thể người?
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Hiệu điện thế an toàn với cơ thể người dưới 40 V

Giải chi tiết:

Hiệu điện thế an toàn với cơ thể người dưới 40 V


Câu 4:

Cho hai đoạn dây đồng có cùng tiết diện nhưng chiều dài của đoạn dây thứ nhất dài gấp 2 lần chiều dài của đoạn dây thứ 2 (l1 = 2l2). So sánh điện trở của 2 dây trên:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức R=ρ.lS

Giải chi tiết:

Áp dụng công thức , vậy R tỉ lệ thuận với chiều dài l.

Vì l1=2l2R1=2R2


Câu 5:

Cho 2 đoạn dây Niken có cùng chiều dài nhưng tiết diện của đoạn dây thứ nhất lớn gấp 3 lần tiết diện của đoạn dây thứ hai (S1 = 3S2). So sánh điện trở của 2 dây trên:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thứcR=ρ.lSR=ρ.lS

Giải chi tiết:

Áp dụng công thức R=ρ.lS, vậy R tỉ lệ nghịch với S. Vì S1 = 3 S2 nên R1 = 1/3 R2.


Câu 6:

Biện pháp nào sau đây được xem là sử dụng tiết kiệm điện?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Biện pháp tiết kiệm điện là sử dụng đèn compac thay thế cho đèn dây tóc, chỉ sử dụng điện khi cần thiết.

Giải chi tiết:

Biện pháp tiết kiệm điện là sử dụng đèn compac thay thế cho đèn dây tóc, chỉ sử dụng điện khi cần thiết.


Câu 7:

Ba điện trở  được mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch này là bao nhiêu?
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp:Rtd=R1+R2+R3

Giải chi tiết:

Điện trở tương đương:Rt=R1+R2+R3=5+10+15=30Ω


Câu 8:

Đồ dùng điện nào dưới đây chuyển hóa điện năng thành quang năng
Xem đáp án

Đáp án C

Đèn điện chuyển hóa điện năng thành quang năng.


Câu 9:

Hiện tượng gì sẽ xảy ra đối với 2 thanh nam châm ở hình bên

Media VietJack

Xem đáp án

Đáp án A

Nam châm khác cực thì hút nhau, cùng cực thì đẩy nhau.

Vì N và S khác cực nên hút nhau


Câu 10:

Bác thợ mộc sẽ dùng dụng cụ nào dưới đây để nhặt hết những cây đinh rất nhỏ ở dưới đất
Xem đáp án

Đáp án D

Nam châm có tác dụng hút sắt.


Câu 11:

Trong quy tắc nắm tay phải, ngón tay cái chỉ chiều của:
Xem đáp án

Đáp án A

Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải sao cho các ngón tay khum lại theo chiều dòng điện trong ống dây, ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng cuộn dây.


Câu 12:

Dựa trên tác dụng gì của dòng điện khi dòng điện chạy qua dây dẫn để người ta chế tạo động cơ điện một chiều.

Xem đáp án

Đáp án B

Người ta chế tạo động cơ điện một chiều dựa trên tác dụng từ.


Câu 13:

Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm?

Xem đáp án

Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn đó.

Biểu thức: I=UR


Câu 14:

Xác định các yếu tố còn thiếu: Chiều của lực điện từ F  , tên từ cực của nam châm, chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn ở các hình sau. (Kí hiệu chỉ chiều dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều đi từ phía trước ra phía sau. Kí hiệu chỉ chiều dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều đi từ phía sau ra phía trước)

Media VietJack

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Áp dụng quy tắc bài tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều dòng điện, ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Chú ý: Đường sức từ của nam châm có chiều đi vào ở cực Nam và đi ra ở cực Bắc.

Giải chi tiết:

Áp dụng quy tắc bàn tay trái.

Media VietJack


Câu 15:

Cho mạch điện gồm R1 = 3Ω và biến trở R2 được mắc song song nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế không đổi U = 8V.

Biết R2 = 6Ω, tính điện trở tương đương của đoạn mạch

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Điện trở tương đương của đoạn mạch song song:1Rtd=1R1+1R2

Giải chi tiết:

Tóm tắt:

R1 = 3Ω // R2; U = 8 V.

R2 = 6 Ω; R = ?

Bài giải:

Áp dụng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song. 

1Rtd=1R1+1R2=13+16=12Rtd=2(Ω)


Câu 16:

Cho mạch điện gồm R1 = 3Ω và biến trở R2 được mắc song song nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế không đổi U = 8V.

Điều chỉnh biến trở R2 để cường độ dòng điện qua mạch là 5A. Tính giá trị điện trở của biến trở tham gia vào mạch khi đó?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức định luật Ôm: I=URtd

Giải chi tiết:

Tóm tắt:

R1 = 3Ω // R2; U = 8 V.

I =5A; R2’ = ?

Bài giải:

Áp dụng công thức định luật Ôm:I=URtd'Rtd'=UI=85=1,6(Ω)

Áp dụng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song.

1Rtd=1R1+1R2'1R2'=1Rtd1R1=11,613=724R2'=2473,43(Ω)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương