Đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 2 - Đề số 5 có đáp án
-
3494 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Câu chuyện bó đũa – Trang 138 SGK Tiếng Việt 2 Tập 1 (Cánh diều)
- Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con điều gì?
Người cha muốn khuyên các con: là anh em trong gia đình phải biết đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Câu 2:
Đọc hiểu (6 điểm)
Những ngón tay
Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem ngón nào là quan trọng hơn cả. Thoạt tiên, ngón tay giữa nói:
– Tôi chiếm vị trí trung tâm của bàn tay, không có tôi thì bàn tay chẳng ra bàn tay nữa.
Các ngón khác đều cãi rằng:
– Tuy cậu ở vị trí trung tâm và cao hơn tất cả nhưng chỉ ngồi đó cho có vị thôi, chứ có giúp được việc gì cho bàn tay để cầm nắm đâu!...
- Quan trọng nhất vẫn là tôi! – Ngón tay trỏ nói: “Ai là người chỉ đường?
Ai là người vạch ra những thiếu sót của cơ quan? Chính là tôi. Mọi người đều sợ tôi trỏ vì không ai muốn mình là nguyên nhân chậm tiến của cả tập thể.”
- Kìa, tại sao chú út không nói gì? – Những ngón tay khác hỏi.
– Em cũng biết chỉ đấy chứ. Vì em vốn nhỏ bé cho nên trong những lúc cần tự phê bình ông chủ sẽ cần đến em. Ngoài ra, em còn được việc trong những khi cần móc ngoặc. Nếu thỏa thuận với ai, chỉ cần móc tay là xong ngay.
Sưu tầm
Các ngón tay đang bàn luận với nhau về vấn đề gì? (0,5 điểm)
A. Xem ngón nào là quan trọng nhất.
B. Xem ông chủ yêu thương ai nhất.
C. Xem ai là người giỏi nhất.
D. Xem vì sao ông chủ lại yêu ngón út nhất.
Đáp án: A. Xem ngón nào là quan trọng nhất.
Câu 3:
Theo em, ngón tay nào trong câu chuyện trên quan trọng nhất? (0,5 điểm)
A. Ngón tay giữa vì nó là trung tâm của bàn tay.
B. Ngón trỏ vì nó khiến mọi người đều sợ nó chỉ ra lỗi sai của từng người.
C. Ngón áp út vì nó được sử dụng trong việc móc ngoặc.
D. Một bàn tay luôn phải đủ năm ngón, vì vậy ngón nào cũng quan trọng.
Đáp án: D. Một bàn tay luôn phải đủ năm ngón, vì vậy ngón nào cũng quan trọng.
Câu 4:
Qua câu chuyện trên, em học được bài học gì? (0,5 điểm)
A. Tranh luận để được mọi người công nhận bản thân.
B. Công dụng của bàn tay.
C. Trong tập thể cần đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.
D. Cần học cách lập luận và giải thích trong các cuộc tranh luận.
Đáp án: C. Trong tập thể cần đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.
Câu 6:
Điền vào chỗ trống để tạo câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào? (0,5 điểm)
Ngón tay giữa …………..
Cao hơn tất cả các ngón tay còn lại.
Câu 7:
Điền vào chỗ trống để tạo câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào? (0,5 điểm)
Ngón út ……………..
Nhỏ bé nhất trong bàn tay.
Câu 8:
Gạch chân dưới từ viết sai chính tả trong câu dưới đây: (0,5 điểm)
Những đàn chim đang leng lỏi trong những đám mây hồng xa xa.
Đáp án: Từ viết sai là: Leng
Câu 9:
Điền dấu thích hợp vào ô trống dưới câu sau: (0,5 điểm)
Bàn tay của em thật mềm mại làm sao o
Dấu chấm than
Câu 10:
Điền dấu thích hợp vào ô trống dưới câu sau: (0,5 điểm)
Đôi bàn tay em như búp măng non o
Dấu chấm
Câu 11:
Sắp xếp các từ sau đây thành câu theo yêu cầu: (0,5 điểm)
Các/ thoăn thoắt/ đan/ ngón tay/ áo.
Sắp xếp thành câu thuộc kiểu Ai (con gì, cái gì) như thế nào?
Các ngón tay đan áo thoăn thoắt.
Câu 12:
Sắp xếp các từ sau đây thành câu theo yêu cầu: (1 điểm)
Các/ thoăn thoắt/ đan/ ngón tay/ áo.
Sắp xếp thành câu thuộc kiểu Ai (con gì, cái gì) làm gì?
Các ngón tay thoăn thoắt đan áo.
Câu 13:
Chính tả (Nghe - Viết): (4 điểm)
Các nhà toán học của mùa xuân
Cánh én làm phép trừ
Trời bớt đi giá rét
Bầy chim làm phép chia
Niềm vui theo tiếng hót
Tia nắng làm phép nhân
Trời sáng cao rộng hơn
Vườn hoa làm phép cộng
Thế là thành mùa xuân.
Đáp án: Học sinh nghe viết đúng chính tả.
Câu 14:
Viết 4 - 5 câu về việc em đã làm thể hiện sự quan tâm ông bà. (6 điểm)
Đáp án: Ông, bà em mỗi năm một già hơn. Vì vậy, gia đình em ai cũng quan tâm đến ông, bà. Em hay xâu kim giúp bà, hay đấm lưng mời ông mỗi buổi tối. Bữa cơm có món nào ngon, em cũng đều gắp cho ông bà. Em luôn kể chuyện ở trường cho ông bà nghe. Ông bà đều rất vui và khen em là đứa cháu ngoan ngoãn và biết nghe lời.