Đề thi giữa kì 1 Vật Lí 10 có đáp án (Đề 4)
-
1252 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần I: Trắc nghiệm
Có hai lực đồng quy có độ lớn bằng 10 N và 15 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực ?
Chọn B.
Hợp lực F có giới hạn: || ≤ F ≤ || → 5 N ≤ F ≤ 25 N
Câu 2:
Định luật I Niutơn cho biết:
Chọn D.
Nội dung của định luật I Niu-tơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực cân bằng thì nó sẽ giữ yên trạng thái đứng yên nếu đang đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
→ Định luật I Niutơn cho biết nguyên nhân của trạng thái cân bằng của các vật.
Câu 3:
Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?
Chọn C
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
→ Trường hợp “Giũ quần áo cho sạch bụi” có liên quan đến quán tính.
Câu 4:
Định luật II Niutơn cho biết:
Chọn A.
Nội dung định luật II Niu-tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
→ Định luật II Niutơn cho biết lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.
Câu 5:
Đặt một cốc đầy nước lên trên tờ giấy học trò. Tác dụng rất nhanh một lực F theo phương nằm ngang của tờ giấy thì hiện tượng gì sẽ xảy ra với tờ giấy và cốc nước
Chọn A.
Hiện tượng xảy ra là tờ giấy rời khỏi cốc nước mà nước vẫn không đổ. Do khi tác dụng lực trong thời gian ngắn do quán tính chiếc cốc không kịp thay đổi vận tốc tức là vận tốc vẫn giữ nguyên (bằng 0).
Câu 6:
Lực tác dụng và phản lực của nó luôn:
Chọn B.
Trong định luật III Niu – tơn, lực và phản lực có những đặc điểm:
+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy được gọi là hai lực trực đối.
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây là đúng.
Chọn A.
=> Càng lên cao thì gia tốc rơi tự do càng nhỏ.
Câu 8:
Gọi R là bán kính Trái Đất, g là gia tốc trọng trường, G là hằng số hấp dẫn. Biểu thức nào sau đây cho phép xác định khối lượng Trái Đất?
Chọn A.
Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất với vật đó.
Độ lớn của trọng lực (tức trọng lượng): với m là khối lượng của vật, h là độ cao của vật so với mặt đất, M và R là khối lượng và bán kính của Trái Đất.
Mặc khác, ta có:
- Nếu vật ở gần mặt đất thì
Câu 9:
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm và có độ cứng 40 N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1 N để nén lò xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là
Chọn D.
Ta có: F = k.Δℓ độ biến dạng của lò xo là
Chiều dài của lò xo khi bị nén là ℓ = ℓ0 – Δℓ = 10 – 2,5 = 7,5 cm.
Câu 10:
Lí do chính khi ô tô đi qua những đoạn đường có khúc cua thì phải đi chậm lại là
Chọn B.
Khi ô tô qua những khúc cua thì lực ma sát đóng vai trò là lực hướng tâm.
= m.v2/r; = μmg
Để ô tô không bị trượt thì ≤ .
Nếu đến chỗ rẽ mà ô tô chay nhanh (v lớn) thì lực ma sát nghỉ cực đại không đủ lớn để đóng vai trò lực hướng tâm giữ ô tô chuyển động tròn, nên ô tô sẽ trượt li tâm văng ra khổi đường dễ gây tai nạn.
Câu 11:
Một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang, đại lượng nào sau đây không ảnh hưởng đến gia tốc chuyển động của vật?
Chọn A.
Vận tốc ban đầu không ảnh hưởng đến gia tốc của vật.
Câu 12:
Một vật có khối lượng m = 4 kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực F = 8N. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 5s đầu bằng
Chọn B.
Quãng đường vật đi được trong 5s đầu tiên là
Câu 13:
Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là:
Chọn B.
Vật chuyển động tròn đều có gia tốc hướng tâm, theo định luật II Niu-tơn thì phải có lực tác dụng lên vật để gây ra gia tốc đó. Như vậy lực hay hợp lực của các lực tác dụng vào vật chuyển động tròn đều theo phương hướng tâm và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
Câu 14:
Trong hệ quy chiếu chuyển động thẳng với gia tốc , lực quán tính xác định bởi biểu thức:
Chọn C.
Biểu thức của lực quán tính
Câu 15:
Phần II: Tự luận
(3 điểm): Một vật có khối lượng 1,2kg đặt trên sàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt sàn là μ = 0,2. Vật bắt đầu được kéo đi bằng lực 6N theo phương nằm ngang.
a) Tính vận tốc và quãng đường vật đi được sau 3s đầu tiên.
b) Sau 3s đó lực F ngừng tác dụng. Tính quãng đường vật còn đi tiếp cho đến khi dừng lại. Lấy g = 10m/.
Theo phương ngang, vật chịu tác dụng của 2 lực: Lực kéo và lực ma sát trượt. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, ta có: = ma.
a) Vận tốc tại t = 3s: v = at = 3.3 = 9m/.
Quãng đường vật đi được sau 3s:
b) Sau khi lực ngừng tác dụng, vật chỉ còn chuyển động dưới tác dụng của lực ma sát trượt, gia tốc của vật: a’ = - μg = - 0,2.10 = - 2 m/.
Quãng đường đi được cho đến khi dừng:
Câu 16:
(2 điểm): Một vật được ném ngang từ độ cao 65m. Sau khi chuyển động được 2 giây, vectơ vận tốc của vật hợp với phương ngang một góc .
a) Tính vận tốc đầu của vật.
b) Thời gian chuyển động của vật.
c) Tầm bay xa của vật. Lấy g = 10m/s2.
a) Vận tốc ban đầu của vật = .
Tại thời điểm t = 2s: = gt = 10.2 = 20m/s.
Mặt khác ta biết rằng:
b) Thời gian chuyển động
c) Tầm bay xa:
Câu 17:
(2 điểm): Một vật có khối lượng 20kg được treo vào một sợi dây chịu được lực căng đến 210N. Nếu cầm dây mà kéo vật chuyển động lên cao với gia tốc 0,25m/s2 thì dây có bị đứt không? Lấy g = 10m/.
Sử dụng định luật II Niutơn thu được kết quả : T = P + ma = m(g +a).
Thay số ta được: T = 20(10 + 0,25) = 205N.
Sức căng của dây khi vật chuyển động nhỏ hơn 210N nên dây không bị đứt.
Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Vật Lí lớp 10 có đáp án hay khác: