Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 10)
-
5707 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do
Phương pháp: Kiến thức bài 31 - Thương mại, du lịch (sgk Địa 12), chú ý từ khóa: chủ yếu
Cách giải:
Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.
- Sau Đổi mới, nước ta chú trọng mở cửa hội nhập nền kinh tế, đa dạng hóa đa phương hóa hoạt động buôn bán sản xuất với thị trường quốc tế => do vậy kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên nhanh
- Mặt khác nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, sản xuất trong nước phát triển nên nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu hàng tiêu dùng ngày càng lớn => kim ngạch nhập khẩu tăng lên.
Các đáp án B, C, D đúng nhưng chưa đủ => loại B, C, D
Chọn A.
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết hiện trạng sử dụng đất của vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 18
Cách giải:
Hiện trạng sử dụng đất của vùng đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm (nền màu vàng). Do vùng có diện tích đồng bằng phù sa rộng lớn và màu mỡ.
Chọn C.
Câu 3:
Trình độ thâm canh cao, sản xuất hàng hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm sản xuất của vùng nông nghiệp
Phương pháp: Kiến thức bài 25 – Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (sgk Địa 12)
Cách giải:
Trình độ thâm canh cao, sản xuất hàng hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm sản xuất của vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn D.
Câu 4:
Ngành chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh chủ yếu nào dưới đây để phát triển?
Phương pháp: Kiến thức bài 32 – Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (trang 149 sgk Địa 12)
Cách giải:
Ngành chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh phát triển dựa vào nguồn thức ăn từ các đồng cỏ (Mộc Châu...) và hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi được đảm bảo.
Chọn C.
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tỉ trọng GDP của vùng Bắc Trung Bộ
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 27
Cách giải:
Tỉ trọng GDP của TDMNBB so với cả nước năm 2007 là 6,8%
Chọn A.
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có mỏ thiếc là
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 8
Cách giải:
Tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có mỏ thiếc là Quỳ Hợp (Nghệ An)
Chọn A.
Câu 7:
Nhân tố nào sau đây có vai trò lớn nhất làm tăng sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam ở nước ta?
Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng (sgk Địa 12)
Cách giải:
Nhân tố có vai trò lớn nhất làm tăng sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc – Nam ở nước ta là hoạt động của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.
Gió mùa Đông Bắc với tính chất lạnh khô đã đem lại một mùa đông lạnh cho miền Bắc nước ta, có 3 tháng nhiệt độ dưới 15°C. Trong khi đó, miền Nam có khí hậu cận xích đạo nắng nóng quanh năm, không có mùa đông lạnh, không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.
Chọn D.
Câu 8:
Cho biểu đồ:
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LAI CHÂU
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ, lượng mưa của Lai Châu?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ
Cách giải:
- A sai: mưa tập trung từ tháng 5 – 10, không phải từ tháng 4 - 12
- B sai: tháng 2 có lượng mưa thấp nhất trong năm, không phải tháng 1
- C đúng: biên độ nhiệt năm là: 25,2 – 13,7 = 11,50C; mùa mưa từ tháng 5 – 10
- D sai: tháng 5 có nhiệt độ cao nhất trong năm, không phải tháng 7
Chọn C.
Câu 9:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2018
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2016)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với năng suất lúa của các vùng ở nước ta năm 2018?
Phương pháp: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu
Cách giải: Năng suất = Sản lượng / Diện tích (tấn/ha)
Kết quả tính:
Nhận xét:
- A đúng: ĐBS Hồng cao hơn ĐBS Cửu Long (6,09 > 5,95 tấn/ha)
- B sai: ĐBS Cửu Long cao hơn Tây Nguyên (5,95 > 5,6 tấn/ha)
- C sai: Tây Nguyên thấp hơn TDMN Bắc Bộ (5,6 < 5,69 tấn/ha)
- D sai: TDMN Bắc Bộ cao hơn Đông Nam Bộ (5,69 >5,36 tấn/ha)
Chọn A.
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết Việt Nam xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ có giá trị trên 6 tỉ USD (năm 2007) là
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 24
Cách giải:
Việt Nam xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ có giá trị trên 6 tỉ USD (năm 2007) là Hoa Kì và Nhật Bản.
Chọn B.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào sau đây của nước ta đổ ra biển qua cửa Hội?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 10
Cách giải:
Hệ thống sông đổ ra biển qua cửa Hội là sông Cả (Nghệ An)
Chọn C.
Câu 12:
Căn cứ vào Bản đồ cây công nghiệp Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết hai tỉnh nào dưới đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19
Cách giải:
Hai tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta là tỉnh Bình Phước và ĐăkLăk.
Chọn B.
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17
Cách giải:
Khu kinh tế ven biển thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là Vân Đồn (Quảng Ninh).
Chọn D.
Câu 14:
Biểu hiện nào dưới đây là hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình miền đồi núi?
Phương pháp: Kiến thức bài 10 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Địa hình)
Cách giải:
Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình miền đồi núi là bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông. Các đáp án A, B, D là biểu hiện của quá trình xâm thực miền đồi núi
Chọn C.
Câu 15:
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông là do
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông là do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng.
Chọn B.
Câu 16:
Đất feralit nâu đỏ ở đai nhiệt đới gió mùa của nước ta phát triển trên
Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Phân hóa theo độ cao)
Cách giải:
Đất feralit nâu đỏ ở đai nhiệt đới gió mùa của nước ta phát triển trên đá mẹ ba dan và đá vôi.
Chọn C.
Câu 17:
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Phương pháp: Kĩ năng nhận dạng biểu đồ
Cách giải:
Đề bài yêu cầu thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số, có 2 đơn vị khác nhau
=> Biểu đồ kết hợp là thích hợp nhất
Chọn B.
Câu 18:
Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh các hoạt động
Phương pháp: Kiến thức bài 21 - Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Cách giải:
Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, công nghệ chế biến và bảo quản nông sản. Nhờ vậy miền Nam vẫn có thể sử dụng các loại trái cây cận nhiệt ôn đới và ngược lại miền Bắc cũng có thể ăn những loại hoa quả nhiệt đới đúng thời vụ (bơ, mãng cầu, măng cụt..)
Chọn A.
Câu 19:
Cho biểu đồ về xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2010 – 2018
(Nguồn: Niên giảm thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp: Kĩ năng đặt tên biểu đồ Cách giải: Biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu/ thay đổi cơ cấu => Lựa chọn đáp án B: Chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018. Chọn B.
Câu 20:
Sự đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn chủ yếu là do sự kết hợp của
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Sự đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn chủ yếu là do sự kết hợp của dãy núi Trường Sơn và các gió hướng Tây Nam, gió hướng Đông Bắc.
- Khi Đông Trường Sơn đón gió hướng Đông Bắc từ biển vào đem lại mưa lớn vào thời kì thu đông thì Tây Nguyên là mùa khô (do khuất sau dãy Trường Sơn)
- Ngược lại khi Tây Nguyên trực tiếp đón gió hướng Tây Nam nóng ẩm đem lại mưa lớn vào mùa hạ thì
Đông Trường Sơn lại khô hạn, ít mưa (ở vị trí khuất gió)
Chọn D.
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết ba khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nằm trên biên giới Việt - Trung theo thứ tự từ Đông sang Tây là
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17
Cách giải:
Ba khu kinh tế cửa khẩu quan trọng trên biên giới Việt – Trung theo thứ tự từ Đông sang Tây là C. Móng Cái, Đồng Đăng - Lạng Sơn, Lào Cai.
Chọn C.
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi Phu Luông có độ cao là
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13
Cách giải:
Đỉnh núi Phu Luông có độ cao 2985m
Chọn D.
Câu 23:
Sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu do
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm khí hậu nước ta
Cách giải:
Sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu do sự phân mùa của khí hậu. Vào thời kì mùa khô kéo dài sâu sắc, mực nước sông hạ thấp, nguồn thủy năng cung cấp cho các nhà máy thủy điện giảm mạnh.
Chọn C.
Câu 24:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đâu là nhóm các đô thị loại 2 của nước ta?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15
Cách giải:
Nhóm các đô thị loại 2 ở nước ta gồm: Nam Định, Vinh, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Quy Nhơn
Chọn A.
Câu 25:
Vùng lãnh hải có đặc điểm nào dưới đây?
Phương pháp: Kiến thức bài 2 - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
- Loại A: Tiếp giáp vùng biển quốc tế là vùng đặc quyền kinh tế
- Loại B: có độ sâu khoảng 200m là vùng thềm lục địa
- Loại D: vùng biển rộng 200 hải lý là vùng đặc quyền kinh tế
- Chọn C: Vùng lãnh hải có đặc điểm là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
Chọn C.
Câu 26:
Nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX-X là do
Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (Ngập lụt)
Cách giải:
Nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX-X là do đây là thời kì vùng có mưa bão lớn, nước biển dâng kết hợp lũ trên thượng nguồn dồn về nhanh.
Chọn B.
Câu 27:
Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác có hiệu quả thế mạnh tổng hợp kinh tế biển?
Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài Trung du miền núi Bắc Bộ, chú ý từ khóa: phát huy thế mạnh
Cách giải:
Yếu tố chủ yếu làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác có hiệu quả thế mạnh tổng hợp kinh tế biển là thu hút đầu tư, đổi mới chính sách, mở rộng thị trường.
Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, Trung du miền núi Bắc Bộ đã và đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, thị trường buôn bán trao đổi hàng hóa cũng được mở rộng hơn. Vùng đã và đang phát triển nhiều dự án như khu kinh tế Vân Đồn, khu công nghiệp Cái Lân, hoạt động dịch vụ du lịch cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ, chất lượng được nâng cao.
Chọn B.
Câu 28:
Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Đáp Cầu - Bắc Giang là
Phương pháp: Kiến thức bài 26 – Cơ cấu ngành công nghiệp
Cách giải:
Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Đáp Cầu - Bắc Giang là vật liệu xây dựng và phân hoá học
Chọn D.
Câu 29:
Hướng giải quyết việc làm nào cho người lao động nước ta sau đây là chủ yếu?
Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm
Cách giải:
Hướng giải quyết việc làm chủ yếu cho người lao động nước ta là thực hiện phân bố lại dân cư và nguồn lao động. Từ đó giúp giải quyết được tình trạng dư thừa lao động ở các đô thị thành phố lớn và thiếu lao động cho khai thác tài nguyên ở các vùng nông thôn, miền núi, giúp khai thác, sử dụng hợp lý - hiệu quả tài nguyên và nguồn lao động.
Chọn B.
Câu 30:
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm chậm việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?
Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài 32 – Vùng đồng bằng sông Hồng
Cách giải: Nguyên nhân chủ yếu làm chậm việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là các thế mạnh chưa sử dụng hợp lí, mật độ dân số cao.
Vùng có nhiều thế mạnh về nguồn lao động, vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư...nhưng chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Bên cạnh đó dân số quá đông, mật độ dân số cao nhất cả nước đã và đang gây sức ép gay gắt lên vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở ĐBSH.
=> Đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH còn chậm.
Chọn C.
Câu 31:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 11
Cách giải:
Đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở vùng núi Tây Bắc (màu hồng).
Chọn A.
Câu 32:
Hãy cho biết đâu là nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế?
Phương pháp: Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa
Cách giải:
Nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế là nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.
=> Điều này khiến việc đầu tư phát triển các hoạt động kinh tế, đặc biệt các hoạt động dịch vụ bị hạn chế.
Chọn B.
Câu 33:
Kĩ thuật nuôi tôm ở nước ta được sắp xếp theo trình độ từ thấp đến cao là
Phương pháp: Kiến thức bài 23 – Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thủy sản
Chọn A.
Câu 34:
Trong phát triển các ngành công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ cần ưu tiên giải pháp nào dưới đây?
Phương pháp: Kiến thức bài 35 – Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ (trang 159 sgk Địa 12)
Cách giải:
Trong phát triển các ngành công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ cần ưu tiên giải pháp phát triển cơ sở năng lượng (điện).
Chọn D.
Câu 35:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc tỉnh Tây Ninh?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 12
Cách giải: Vườn quốc gia thuộc tỉnh Tây Ninh là Lò Gò – Xa Mát.
Chọn B.
Câu 36:
Để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Hồng, vấn đề trọng tâm nhất hiện nay là
Phương pháp: Kiến thức bài 33 – Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH
Cách giải:
Chú ý từ khóa: nông nghiệp hàng hóa
=> Nói đến phát triển nông nghiệp hàng hóa thì thị trường luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.
=> Do vậy, để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Hồng, vấn đề trọng tâm nhất hiện nay là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường.
Chọn D.
Câu 37:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết làng nghề cổ truyền Tân Vạn thuộc vùng
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 25
Cách giải:
Làng nghề cổ truyền Tân Vạn ở TP. Hồ Chí Minh, thuộc Đông Nam Bộ.
Chọn B.
Câu 38:
Ở nước ta, hiện tượng khô hạn và tình trạng hạn hán có thời gian kéo dài nhất là vùng nào dưới đây?
Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (Hạn hán)
Cách giải:
Ở nước ta, hiện tượng khô hạn và tình trạng hạn hán có thời gian kéo dài nhất là vùng ven biển cực Nam Trung Bộ (mùa khô kéo dài từ 6 – 7 tháng).
Chọn A.
Câu 39:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ngành sản xuất ô tô ở nước ta (năm 2007) mới chỉ có ở các trung tâm công nghiệp nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 21
Cách giải:
Ngành sản xuất ô tô ở nước ta mới chỉ có ở các trung tâm công nghiệp: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Chọn D.
Câu 40:
Nước ta phát triển đa dạng các loại hình du lịch do có
Phương pháp: Kiến thức bài 31 - Thương mại và du lịch
Cách giải:
Cơ sở đầu tiên để phát triển đa dạng ngành du lịch là có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch tự nhiên và nhân văn.
Cùng với đó, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng ở các hoạt động du lịch cũng trở nên đa dạng hơn, đáp ứng yêu cầu khách du lịch trong và ngoài nước.
Chọn D.