Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 chọn lọc, có lời giải (Đề 18)
-
5723 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương?
Phương pháp: Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa
Cách giải: Nước ta có 5 thành phố trực thuộc Trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. Huế không phải là thành phố trực thuộc Trung ương.
Chọn B.
Câu 2:
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về chế độ nhiệt ở nước ta?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 9
Cách giải:
- A đúng: nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam
- C đúng: nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian ở khu vực miền Nam và Nam Trung Bộ có nền nhiệt cao nổi bật. Khu vực núi cao nhiệt độ hạ thấp hơn.
- D đúng: nhiệt độ trung bình năm luôn trên 20°C, trừ vùng núi cao
- B không đúng: nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (do góc nhập xạ tăng dần) => nhận xét giảm dần là SAI
Chọn B.
Câu 3:
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2017
(Đơn vị: Triệu người)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tỉ lệ dân thành thị của một số quốc gia năm 2017?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu
Cách giải:
Tỉ lệ dân thành thị = (Dân số thành thị / Tổng số dân) x 100 (%)
Kết quả: đơn vị %
=> Ma-lai-xi-a có tỉ lệ dân thành thị cao nhất và cao hơn In-đô-xi-a (75,3% > 54,5%)
Chọn C.
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 21
Cách giải: Trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô trên 120 nghìn tỷ đồng là Hà Nội
Chọn B.
Câu 5:
Đây không phải là đặc điểm hoạt động nội thương của nước ta thời kì sau Đổi mới?
Phương pháp: Kiến thức bài 31 – Thương mại và du lịch
Cách giải:
Sau Đổi mới, hoạt động nội thương nước ta có nhiều thành tựu nổi bật như: cả nước đã hình thành một thị trường thống nhất, tự do lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu người dân, hàng hóa phong phú đa dạng, chất lượng nâng lên.
–> Loại B, C, D
Sau Đổi mới, nước ta đã hình thành hệ thống các siêu thị có quy mô lớn bên cạnh hệ thống chợ quê => nhận định hình thành hệ thống chợ có quy mô lớn bên cạnh chợ quê là Không đúng.
Chọn A.
Câu 6:
Loại hình nào sau đây thuộc mạng phi thoại?
Phương pháp: Kiến thức bài 30 – Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Cách giải: Mạng Fax thuộc mạng phi thoại.
Chọn D.
Câu 7:
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2018
(Đơn vị: Nghìn ha)
(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu sau, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ của nước ta năm 2010 và năm 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ
Cách giải: Đề bài yêu cầu thể hiện quy mô và cơ cấu, trong thời gian 2 năm
Lựa chọn biểu đồ tròn là thích hợp nhất (2 hình tròn có bán kính khác nhau)
Chọn D.
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có tỉ lệ diện tích lưu vực nhỏ nhất?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10
Cách giải:
Quan sát Atlat:
- Sông Cả: 5,34%
- Sông Hồng: 21,91%
- Sông Đồng Nai: 11,27%
- Sông Mã: 5,31%
=> Hệ thống sông có tỉ lệ diện tích lưu vực nhỏ nhất là sông Mã
Chọn D.
Câu 9:
Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế là đã hình thành nên
Phương pháp: Kiến thức bài 20 – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cách giải: Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế là đã hình thành các vùng chuyên canh, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.
Chọn B.
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 100000 - 200000 người?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15
Cách giải: Đô thị có quy mô dân số từ 100000 - 200000 người là Đà Lạt.
Chọn C.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tuyến đường biển nào sau đây quan trọng nhất của nước ta?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 23
Cách giải: Tuyến đường biển quan trọng nhất ở nước ta là: TP. Hồ Chí Minh – Hải Phòng
Chọn D.
Câu 12:
So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm
Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Cách giải:
So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm là: tính chất nhiệt đới tăng dần. Do dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc sang phía tây khiến
miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông đỡ lạnh hơn, tính chất nhiệt đới tăng dần.
Chọn A.
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết cây công nghiệp nào sau đây không thuộc Đông Nam Bộ?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 18
Cách giải:
Chè không có ở Đông Nam Bộ, do chè là cây cận nhiệt nên không thích hợp với khí hậu cận xích đạo ở Đông Nam Bộ.
Chọn B.
Câu 14:
Năng suất lúa cả năm của nước ta tăng mạnh chủ yếu do
Phương pháp: Kiến thức bài 22 – Vấn đề phát triển nông nghiệp
Cách giải:
Năng suất lúa cả năm nước ta tăng mạnh chủ yếu do nước ta đẩy mạnh thâm canh, sử dụng nhiều giống lúa có năng suất cao, bón phân cải tạo đất...
Chọn D.
Câu 15:
Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do
Phương pháp: Kiến thức bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Cách giải:
Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do nước ta là nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử (các luồng di cư từ phương Bắc xuống, phía Tây sang và phía Nam lên)
Chọn A.
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động của nước ta?
Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm
Cách giải: Đặc điểm lao động nước ta là lao động dồi dào tăng nhanh, chất lượng lao động ngày càng được nâng lên, tuy nhiên đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều
=> Do vậy nhận định lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo là sai
Chọn D.
Câu 17:
Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?
Phương pháp: Kiến thức bài 2 - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Cách giải: Việt Nam gắn liền với lục địa Á - Âu đại dương Thái Bình Dương
Chọn A.
Câu 18:
Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa nước ta tạo ra nhiều tác động tiêu cực là do
Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài 18 – Đô thị hóa
Cách giải:
Quá trình đô thị hóa nước ta tạo ra nhiều tác động tiêu cực là do đô thị hóa diễn ra tự phát, không xuất phát từ công nghiệp hóa. Cụ thể là người dân nông thôn di chuyển ồ ạt lên các thành phố, đô thị để tìm kiếm việc làm, không có kế hoạch hay sự quản lí của nhà nước. Điều này dẫn đến những tiêu cực như sức ép về vấn đề việc làm (do lao động quá đông, chất lượng thấp không phù hợp với sự phát triển kinh tế), sức ép về nhà ở, y tế, giáo dục, tệ nạn xã hội...
Chọn C.
Câu 19:
Cây công nghiệp được coi là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Phương pháp: Kiến thức bài 32 – Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Cách giải: Cây chè được coi là thế mạnh của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, do chè là cây cận nhiệt rất thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh + đất feralit ở vùng này
Chọn B.
Câu 20:
Gió Lào thường xuất hiện vào thời gian nào trong năm ở nước ta?
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải: Gió Lào thường xuất hện vào thời gian đầu mùa hạ ở nước ta, nguyên nhân do khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương thổi đến nước ta khi vượt qua dãy Trường Sơn Bắc và tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ bị biến tính trở nên khô nóng.
Chọn B.
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa Việt Nam trang 19, cho biết nhận định nào sau đây là đúng về diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19
Cách giải: Diện tích lúa cả năm của nước ta có xu hướng giảm từ 7666 nghìn ha (năm 2000) xuống 7200 nghìn ha (năm 2007) Sản lượng lúa tăng từ 32530 nghìn ha (năm 2000) lên 35942 nghìn ha (năm 2007)
=> Nhận xét B đúng
Chọn B.
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển Chu Lai thuộc vùng kinh tế nào sau đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17
Cách giải: Khu kinh tế ven biển Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Chọn B.
Câu 23:
Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu không phát triển ở phía Bắc vì
Phương pháp: Kiến thức bài 27 - Vấn đề phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm
Cách giải: Miền Bắc có vị trí nằm xa nguồn nguyên liệu dầu khí nên không phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu. Các mỏ dầu nước ta phân bố chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam.
Chọn D.
Câu 24:
Cho biểu đồ về xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của In-đô-nê-xi-a giai đoạn 2010 - 2017:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ
Cách giải:
Biểu đồ miền => thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
-Loại A: biểu đồ cột thể hiện giá trị xuất nhập khẩu
-Loại B: biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu
-Loại D: biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng
Chọn C.
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, theo biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng, cho biết nhận định nào sau không đúng?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 26
Cách giải:
Nhận xét biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của đồng bằng sông Hồng:
- A đúng: nông – lâm – thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất (14%)
=> B không đúng
- C đúng: công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng thứ 2 (42,2%)
- D đúng: dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (43,8%)
Chọn B.
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết các điểm du lịch biển của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 25
Cách giải:
Các địa điểm du lịch nước ta từ Bắc vào Nam là: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Mũi Né (Bình Thuận).
Chọn B.
Câu 27:
Hạn chế nào dưới đây không phải là của vùng Đồng bằng sông Hồng?
Phương pháp:
Cách giải: Đồng bằng sông Hồng là vùng có cơ sở hạ tầng phát triển khá hoàn thiện và hiện đại, vùng tập trung nhiều đầu mối giao thông vận tải lớn, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, bệnh viện...hàng đầu cả nước.
=> Nhận xét vùng có cơ sở hạ tầng thấp nhất cả nước là SAI
Chọn D.
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Campuchia?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5
Cách giải: Tỉnh Quảng Nam thuộc duyên hải Nam Trung Bộ và không tiếp giáp Campuchia.
Chọn D.
Câu 29:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, lát cắt địa hình A- B thể hiện nội dung nào dưới đây?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 14
Cách giải:
Lát cắt địa hình A – B chạy qua khu vực Tây Nguyên => thể hiện độ cao của các cao nguyên ở vùng núi Trường Sơn Nam.
Chọn A.
Câu 30:
Hướng vòng cung là hướng chính của
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải: Hướng vòng cung là hướng chính của vùng núi Đông Bắc nước ta, với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo.
Chọn A.
Câu 31:
Đặc điểm nào sau đây của mạng lưới đường ô tô nước ta?
Phương pháp: Kiến thức bài 30 – Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Cách giải:
Mạng lưới đường ô tô nước ta có đặc điểm là: về cơ bản đã phủ kín các vùng
- Loại A: mật độ đường ô tô nước ta chưa thuộc loại cao nhất khu vực
- Loại C: phần lớn đường ô tô nước ta vẫn còn thô sơ, chưa được rải nhựa
- Loại D: mạng lưới đường bộ nước ta có nhiều tuyến chạy hướng bắc - nam và đông – tây...
Chọn B.
Câu 32:
Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
Phương pháp: Kiến thức bài 27 – Vấn đề phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm
Cách giải: Luyện kim không phải là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
Chọn D.
Câu 33:
Chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão là vùng ven biển
Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Cách giải: Chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão là vùng ven biển Trung Bộ.
Chọn A.
Câu 34:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh nào sau đây có cán cân xuất nhập khẩu dương?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 24
Cách giải: Tỉn có cán cân xuất nhập khẩu dương là Quảng Ninh, với giá trị xuất khẩu cao hơn nhập khẩu.
Chọn D.
Câu 35:
Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về thuỷ điện?
Phương pháp: Kiến thức bài 32 – Vấn đề khai thác thế mạnh ở TDMN Bắc Bộ.
Cách giải:
Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều sông lớn, nguồn nước dồi dào, chảy qua địa hình đồi núi với độ dốc lớn => đem lại tiềm năng thủy điện lớn cho vùng này (Hệ thống sông Hồng chiếm tới 37% tiềm năng thủy điện cả nước)
Chọn B.
Câu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng từ trên 40 - 60% so với diện tích toàn tỉnh?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 20
Cách giải: Tỉnh Nghệ An có tỉ lệ diện tích rừng từ 40-60% so với diện tích toàn tỉnh.
Chọn A.
Câu 37:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia Cát Bà thuộc phân khu địa lý.
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lst trang 12
Cách giải: Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) thuộc phân khu động vật Đông Bắc.
Chọn B.
Câu 38:
Vùng biển có thềm lục địa hẹp nhất nước ta là
Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Địa hình)
Cách giải: Duyên hải Nam Ttung Bộ là vùng có thềm lục địa hẹp nhất nước ta.
Chọn D.
Câu 39:
Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để
Phương pháp: Kiến thức bài 33 – Vùng Đồng bằng sông Hồng
Cách giải:
Đồng bằng sông Hồng có một mùa đông lạnh và mưa phùn khiến nhiệt độ hạ thấp, thuận lợi cho canh tác các loại rau đậu ôn đới, ưa lạnh (cà rốt, xu hào,...)
Chọn D.
Câu 40:
Cho biểu đồ:
CƠ CẤU DOANH THU DU LỊCH LỮ HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2016 (%)
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2016 so với năm 2010?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ
Cách giải:
- A sai: khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh (từ 60,3% lên 73,8%)
- B sai: khu vực kinh tế Nhà nước giảm mạnh (từ 31,9% xuống còn 15%)
- D sai: khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng (từ 7,9% lên 11,2%)
- C đúng: Kinh tế Nhà nước giảm (31,9% xuống 15%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng (60,3% lên 73,8%)
Chọn C.