Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Đề thi Vật lý ôn vào 10 hệ chuyên có đáp án (Mới nhất) (Đề 13)

  • 3302 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 150 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trên dòng sông, nước chảy với vận tốc u, có hai tàu thủy đi lại gặp nhau. Tại một thời điểm nào đó, khi một tàu thủy qua địa điểm A thì chiếc tàu thủy kia đi qua địa điểm B, đồng thời từ A có một xuồng máy chạy qua chạy lại giữa hai tàu thủy nói trên cho tới khi hai tàu thủy gặp nhau. Khoảng cách giữa hai địa điểm A và B theo bờ sông là L. Vận tốc của tàu thủy và của xuồng máy khi nước yên lặng là v và V. Địa điểm A nằm ở thượng nguồn.

a. Xác định thời gian xuồng máy đã chuyển động từ địa điểm A cho đến khi hai tàu thủy gặp nhau.

b. Xác định quãng đường mà xuồng máy đã chạy trong thời gian nói trên. Câu trả lời như thế nào nếu xuồng máy xuất phát từ B
Xem đáp án

a.Vận tốc của tàu A là vA = v + u, của tàu B là: vB = v – u

Thời gian để hai tàu gặp nhau là:

t=Lv+u+vu=L2v, đó cũng là thời gian xuồng máy chuyển động.

b.

Vận tốc xuồng máy khi xuôi dòng là: Vx=V+u 

   Vận tốc xuồng máy khi ngược dòng là: Vn=Vu

Trên dòng sông, nước chảy với vận tốc u, có hai tàu thủy đi lại gặp nhau. Tại một thời điểm nào đó, khi một tàu thủy qua địa điểm  (ảnh 1)

Theo sơ đồ trên ta có:   AB1 = A1B1 + AA1

                                      A1B2 = A2B2 + A1A2

                                            ..............

=> (AB1 + A1B2 +............) = (A1B1+ A2B2+   .......) + (AA1 + A1A2 +.......)

V ới

AB1 + A1B2 +................: là tổng quãng đường sx xuồng máy đi xuôi dòng.

A1B1+ A2B2 +   ............: là tổng quãng đường sn xuồng máy đi xuôi dòng.

Có sx = sn + sA    (1) trong đó sA=t.vA=L2v.v+u  (2)

Gọi tx là tổng thời gian xuồng máy đi xuôi dòng, tn là tổng thời gian xuồng máy đi ngược dòng thì: t = tx + tn

sxV+u+snVu=L2v

Thay (1) ; (2) vào (3) thì:

snV+u+snVu+L2v.v+uV+u=L2vsn.2VV2u2=L2v.1v+uV+usn.2VV2u2=L2v.VvV+usn=L2v.VvV+u.V2u22V=L4Vv.(Vv).(Vu)sx+sn=2sn+sA=L2Vv.(Vv).(Vu)+L2v.(u+v)sx+sn=L2Vv.(V2+uv)

Trường hợp xuồng máy xuất phát từ B thì ta thay u bởi - u trong công thức (4) tổng quãng đường là:               L2Vv.(V2uv)


Câu 2:

Một bình hình trụ có bán kính đáy là R1 ­= 20cm chứa nước ở nhiệt độ t1 = 200C đặt trên mặt  bàn  nằm  ngang. Người  ta  thả  một  quả  cầu  đặc  bằng  nhôm   bán  kính R2 ­= 10cmnhiệt độ t2 = 400C vào bình thì mực nước ngập chính giữa quả cầu. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước, quả cầu với bình và môi trường; cho biết khối lượng riêng của nước là D1= 1000 kg/m3 và của nhôm là D2 = 2700 kg/m3; nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200 J/kg.K và của nhôm là c2 = 880 J/kg.K.

a. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt.

b. Đổ thêm dầu ở nhiệt độ t3 = 150C vào bình cho vừa đủ ngập quả cầu. Biết khối lượng riêng của dầu là D3 = 800 kg/m3, nhiệt dung riêng của dầu là c3 = 2800 J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước, dầu, quả cầu với bình và môi trường. Hãy xác định nhiệt độ của hệ khi cân bằng nhiệt, áp lực của quả cầu lên đáy bình. Cho biết công thức tính thể tích hình cầu là Vc=43πRc3, thể tích hình trụ là Vtr=πRtr2h, lấy π=3,14.

Xem đáp án

a.

Tìm nhiệt độ của nước khi cân bằng

Thể tích chất lỏng trong bình V1=πR12R212.43πR23

Khối lượng của bình là : m1=V1D1=πR12R212.43πR23D1 

Thay số ta được m1 = 10,47kg

Khối lượng của quả cầu :m2=D2V2=43πR23D2=11,3kg 

Từ điều kiện của bài toán cho, ta có phương trình cân bằng nhiệt

          m1c1(tt1)=m2c2(tt2) với t là nhiệt đôi hỗn hợp khi cân bằng
Do đó, ta có nhiệt độ khi cân bằng là t=m1c1t1+m2c2t2m1c1+m2c2  thay số t ≈ 23,70c
b.

Do thể tích của dầu và nước bằng nhau nên khối lượng của dầu là

m3D3=m1D1m3=m1D3D1 thay số ta được m3 ≈ 8,38kg

          Khi cân bằng nhiệt ta được nhiệt độ của hệ là tx.

          Phương trình cân bằng nhiệt

          m1c1ttx+m2c2ttx=m3c3txt3 tx=m1c1t+m2c2t+m3c3t3m1c1+m2c2+m3c3 

Thay số tx ≈ 21,060c

          Áp lực của quả cầu lên đáy bình : F=PFA=10m212.43πR23D1+D3.10 

Thay số: F ≈ 75N

Câu 3:

Cho mạch điện (như hình 1). Đặt vào hai đầu của đoạn mạch một hiệu điện thế  UAB = 18V. Biến trở Rb có điện trở toàn phần RMN = 20Ω, R1 = 2Ω; đèn có điện trở = 2; vôn kế có điện trở rất lớn và ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể.

1. Điều chỉnh con chạy C để ampe kế chỉ 1A.

a. Xác định vị trí con chạy C.

b. Tìm số chỉ vôn kế khi đó.

c. Biết đèn sáng bình thường. Tìm công suất định mức của đèn.

2. Phải di chuyển con chạy C đến vị trí nào để công suất tiêu thụ trên biến trở đạt giá trị lớn nhất? Giá trị lớn nhất ấy bằng bao nhiêu? Cho biết độ sáng của đèn lúc này.

3. Biết đèn chịu được hiệu điện thế tối đa là 4,8V. Hỏi con chạy C chỉ được dịch chuyển trong khoảng nào của biến trở để đèn không bị cháy?

Cho mạch điện (như hình 1). Đặt vào hai đầu của đoạn mạch một hiệu điện thế            UAB = 18V. Biến trở Rb có điện trở toàn phần RMN = 20 , R1  (ảnh 1)
Xem đáp án

a.

+ Mạch gồm : (RCM//RCN )ntR1ntRđ  

 Đặt RCM = x thì RCN  = 20 -x với ;  0x20ΩRCB=x(20x)20 

RAB=R+1Rd+RCB=4+x(20x)20=x2+20x+8020

 IAB=UABRAB=18.20x2+20x+80

IA=UCBRCN=18x(20x)x2+20x+80120x=18xx2+20x+80

IA=UCBRCN=18x(20x)x2+20x+80120x=18xx2+20x+80

+ Ampe kế chỉ 1A 18xx2+20x+80=1x22x80=0

+ Giải phương trình ta được x = 10W hoặc x = -8 (loại)

+ Vậy con chạy C ở chính giữa biến trở thì ampe kế chỉ 1A

b. 

Với x = 10W ta có

+ IAB=18.20102+20.10+80=2(A);UÐ=IABRÐ=2.2=4(V)

+ Số chỉ của vôn kế là: UV=UABUÐ=184=14(V)
c.
+ Công suất định mức của đèn là:PÐ(đm)=PÐ=UÐ2RÐ=422=8(W)
2.

Đặt  y=RCB=x(20x)20;RAB=RÐ+R1+RCB=4+yIAB=UABRAB=18y+4

Công suất tiêu thụ trên biến trở là:

PCB=IAB2RCB=18y+42.y=18y+4y2

+ Áp dụng BĐT côsi ta có: y+4y24=4

PCB1842=20,25

+ Dấu "=" xảy ra khi y=4yy=4x2+20x20=4x14,5x5,5

+ Vậy con chạy C ở vị trí sao cho RCM=5,5Ω hoặc RCM=14,5Ω thì công suất tiêu thụ trên biến trở đạt cực đại, giá trị cực đại bằng 20,25W.

Cường độ dòng điện trong mạch lúc đó là:

+ IAB=18y+4=184+4=2,25(A)  UÐ=IABRÐ=2,25.2=4,5(V)

+ Đèn sáng hơn bình thưng
3. 

UÐ=IABRÐ=18y+42=36y+4

+ UÐ4,8(V)36y+44,8y3,5x2+20x203,5

+  x2+20x700=>4,5x15,5

+ Vậy con chạy C chỉ được di chuyển trong khoảng sao cho điện trở của đoạn CM có giá trị từ 4,5W đến 15,5W

Câu 4:

Một thấu kính hội tụ tiêu cự f .

1. Một điểm sáng S qua thấu kính cho ảnh thật S. Gọi khoảng cách từ S đến thấu kính là d; từ S’ đến thấu kính là d’. Chứng minh công thức 1d+1d'=1f.

2. Điểm  sáng A  đặt  trên  trục  chính  của  thấu  kính  hội tụ cách thấu kính một khoảng OA = 60cm. Tiêu cự của thấu kính f = 40cm. Cho điểm sáng A chuyển động trong thời gian 16 giây với vận tốc 0,5cm/s theo phương hợp với trục chính một góc α = 600 lại gần về phía thấu kính. Xác định vận tốc trung bình của ảnh và góc β hợp bởi phương chuyển động của ảnh với trục chính.

Xem đáp án

Vẽ đúng hình

Một thấu kính hội tụ tiêu cự f . 1. Một điểm sáng S qua thấu kính cho ảnh thật S’. Gọi khoảng cách từ S đến thấu kính là d; từ S’ đến thấu kính là d’. Chứng minh công thức  .  2. Điểm  sáng A  đặt  trên  trục  chính   (ảnh 1)

Ảnh ngược chiều với vật đó là ảnh thật

Dùng tam giác đồng dạng chứng minh được công thức:1f=1d+1d/

b.

Khi điểm sáng từ A đến B với AB = v.t = 8cm thì ảnh đi từ A’ đến B’

 

 
Một thấu kính hội tụ tiêu cự f . 1. Một điểm sáng S qua thấu kính cho ảnh thật S’. Gọi khoảng cách từ S đến thấu kính là d; từ S’ đến thấu kính là d’. Chứng minh công thức  .  2. Điểm  sáng A  đặt  trên  trục  chính   (ảnh 2)

Nêu cách vẽ ảnh A’B’

Tính chiều dài của ảnh

Dựng BH và B’H’ vuông góc với trục chính

Do OA = d = 60cm, mà 1f=1d+1d/;OA'=d'=dfdf=60.406040=120cm\

Tacó AH=cos600.AB=4cmOH=OAAH=56cm 

          1f=1OH+1OH'OH'=OH.fOHf=56.405640=140cm 

Mà A’H’= OH’- OA’=140 -120 =20cmtanβ=OIOA'tanα=OIOAtanβtanα=OAOA'tanβ=tanα.OAOA'=3.60120=32

Suy ra góc hợp bởi quỹ đạo và trục chính là β  40,90

Ta có H'B'=tanβ.A'H'=32.20=103cm 

Theo định lí pitago ta có

A'B'=A'H'2+H'B'2=202+1032=107cm 

Vận tốc trung bình của ảnh:

          v'=A'B't=10716=5781,65cm/s

 


Câu 5:

Cho các dụng cụ:

-         Một vật có khối lượng m =10 gam.

-         Một thước kẻ học sinh có độ chia nhỏ nhất là 1mm và giới hạn đo là 20cm.

-         Một giá đỡ.

Cho các dụng cụ:  -	Một vật có khối lượng m =10 gam. -	Một thước kẻ học sinh có  (ảnh 1)

Để xác định chiều dài L và khối lượng M của một thanh đồng chất, tiết diện đều (chiều dài của thanh lớn hơn chiều dài của thước), một học sinh sử dụng các dụng cụ trên và đã tiến hành một thí nghiệm như sau:

Đặt vật khối lượng m lên trên thanh ở cách đầu A của thanh một đoạn là x, thanh nằm cân bằng trên một điểm tựa tại O trên giá đỡ cách đầu A một đoạn là y (như hình 2). Khi vật m đặt ở các vị trí khác nhau, để đảm bảo cho thanh cân bằng theo phương nằm ngang, học sinh đó thu được bảng số liệu như sau:

x (mm)

10

30

50

70

90

100

120

y (mm)

120

129

137

146

155

160

162

a. Thiết lập mối quan hệ giữa y với x, M, m và L trong trường hợp thanh cân bằng theo phương nằm ngang.

b. Từ bảng số liệu thu được ở trên, em hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của y theo x. Từ đó xác định khối lượng M và chiều dài L của thanh.

 

Xem đáp án

a.

Thanh đồng chất tiết diện đều nên trọng tâm nằm ở giữa thanh

Điều kiện cân bằng của thanh

          10M.(l0 – y) = 10m.(y - x)                Với L = 2l0

l0yyx=mM=al0yyx=ay=aa+1x+l0a+1 

Sự phụ thuộc của y theo x tuân theo một hàm số bậc nhất
b.

Từ số liệu thu được

vẽ được đồ thị hình bên

Cho các dụng cụ:  -	Một vật có khối lượng m =10 gam. -	Một thước kẻ học sinh có  (ảnh 2)

 Ta thấy các điểm A,C,D,E nằm phân bố trên một đường thẳng nên coi các giá trị đó tương đối chính xác còn điểm F (x=120, y=162) nằm xa đường thẳng sai số lớn nên bỏ qua

Như trên l0yyx=a không đổi. Vậy ta có

          l012012010=l013713750l0=201,3mm suy ra L = 2l0 = 402,6mm

Tương tự

l013713750=l014614670l0=208,2mm suy ra L = 2l0 = 416,4mm

l014614670=l015515590l0=208,2mm suy ra L = 2l0 = 416,4mm

Chiều dài của thanh là

L=402,6+416,4+416,43=411,8mm412mm  ; l0 = 206 mm

Với điểm A: 20612012010=10MM=12,8g 

Với điểm C: 20613713750=10MM=12,6g 

Với điểm D: 20614614670=10MM=12,7g 

Khối lượng của thanh là M=12,8+12,6+12,73=12,7g

Bắt đầu thi ngay