Bài 6: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc
-
3384 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nêu một ví dụ về tính tương đối của quỹ đạo của chuyển động.
Trời không có gió, người đứng yên bên đường thấy giọt mưa rơi theo quĩ đạo là đường thẳng, người ngồi trên ô tô đang chuyển động thấy giọt mưa rơi theo phương xiên.
Câu 2:
Nêu một ví dụ về tính tương đối của vận tốc của chuyển động.
Ví dụ:
Một người ngồi yên trên một cano. Cano đang chuyển động đối với bờ sông, nên người chuyển động đối với bờ sông.
Một người đứng yên trên mặt đất, nhưng đối với Mặt Trời thì người ấy đang chuyển động…
Câu 3:
Trình bày công thức cộng vận tốc trong trường hợp các chuyển động cùng phương, cùng chiều ( cùng phương và ngược chiều).
Công thức cộng vận tốc trong trường hợp các chuyển động cùng phương, cùng chiều là:
Độ lớn: v13 = v12 + v23
Vecto v13: vận tốc tuyệt đối;
Vecto v12: vận tốc tương đối;
Vecto v23 : vận tốc kéo theo…
Công thức cộng vận tốc trong trường hợp các chuyển động cùng phương ngược chiều là: v13 = v12 + v23
Độ lớn: |v13| = |v12| - |v23|
Vecto v13: vận tốc tuyệt đối;
Vecto v12: vận tốc tương đối;
Vecto v23 : vận tốc kéo theo…
Câu 4:
Chọn câu khẳng định đúng. Đứng ở Trái Đất, ta sẽ thấy
A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
B. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
C. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời
D. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Chọn D.
Vì khi đứng ở Trái Đất ta đã lấy Trái Đất làm mốc nên ta sẽ quan sát thấy Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Câu 5:
Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 10km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sông, sau 1 phút trôi được 100/3 m. Vận tốc của thuyền buồm so với nước bằng bao nhiêu?
A. 8 km/h
B. 10 km/h
C. 12 km/h
D. Một đáp án khác.
Chọn C.
Đổi t1 = 1h = 3600s, S1 = 10km = 10000m, t2 = 1 phút = 60s
Gọi thuyền: 1; nước 2; bờ: 3
Vận tốc của thuyền so với bờ có độ lớn là:
Vận tốc của nước so với bờ có độ lớn là:
Áp dụng công thức cộng vận tốc: v12 = v13 + v32 hay v12 = v13 - v23
Chọn chiều dương là chiều chảy của dòng nước. Vì thuyền chảy ngược dòng nước nên v13 hướng ngược chiều dương, v23 hướng theo chiều dương
Chứng tỏ vận tốc của thuyền buồm so với nước có độ lớn 12km/h và chuyển động ngược chiều dòng nước.
Câu 6:
Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy?
A. Tàu H đứng yên, tàu N chạy.
B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên.
C. Cả hai tàu đều chạy.
D. Các câu A, B, C đều không đúng.
Chọn B.
Tàu H chạy, tàu N đứng yên. Vi ta thấy toa tàu N và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau mà gạch lát sân ga thì đứng yên nên tàu N sẽ đứng yên còn tàu H chuyển động.
Câu 7:
Một ô tô A chạy đều trên một đường thẳng với vận tốc 40 km/h. Một ô tô B đuổi theo ô tô A với vận tốc 60 km/h. Xác định vận tốc của ô tô B đối với ô tô A và của ô tô A đối với ô tô B.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của 2 xe
Vecto vAD: vận tốc của xe A đối với đất
Vecto vBD: vận tốc của xe B đối với đất
Vecto vBA: vận tốc của xe B đối với xe A
Vận tốc của xe A đối với xe B
Theo công thức cộng vận tốc: vAB = vAD + vDB hay vAB = vAD - vBD
Do hai xe chuyển động cùng chiều nên: vAB = 40 – 60 = -20(km/h) → hướng ngược chiều dương.
⇒ VBA = 20(km/h) và vBA hướng theo chiều dương.
Câu 8:
A ngồi trên một toa tàu chuyển động với vận tốc 15 km/h đang rời ga. B ngồi trên một toa tàu khác chuyển động với vận tốc 10 km/h đang vào ga. Hai đường tàu song song với nhau. Tính vận tốc của B đối với A.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu A
Vecto vBD: vận tốc của tàu B đối với đất, Vecto vBD ngược chiều dương nên vBD = -10 km/h
Vecto vAD: vận tốc của tàu A đối với đất, Vecto vAD theo chiều dương nên vAD = 15 km/h
Vecto vBA: vận tốc của tàu B đối với tàu A
Theo công thức cộng vận tốc: vBA = vBD + vDA = vBD - vAD
→ vBA = vBD - vAD = -10 - 15 = -25 (km/h)
Chứng tỏ vận tốc của tàu B so với tàu A có độ lớn 25km/h và ngược chiều so với chiều chuyển động của tàu A.